Cha tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng nông
thôn nghèo làm ruộng. Trên một vùng đất nổi tiếng là lầy thụt thời đó. Câu ca
xưa còn lưu: “Nhất lũy Thầy nhì đồng lầy Võ xá”. Con người ở đây phải luôn đấu
tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn từ bàn tay lao động chai sạn với
cuốc cày. Cha tôi lớn lên trong cái môi trường đó.
Sinh ra đầu thế kỷ 20, năm 1908 tuổi thanh
niên của cha tôi vào khoảng thập niên 1930 là một người nông dân chất phác mộc
mạc, nhà nghèo. Cũng giống như nhiều người khác ở làng quê này vào thời đó
không có chuyện học hành suốt đời là mù chữ.
Tuổi trẻ của
ông, được thừa hưởng từ ông nội nên ông là người có vóc dáng cao khỏe mạnh. Cho
đến đời con là tôi và cháu nội (con trai tôi) đều cao xấp xĩ 1,8m. Chắc tuổi trẻ
của ông người vốn lao động chân tay sẻ là người cao khỏe cân đối. Tôi may mắn
không nhớ vào thời gian nào cha tôi đã kể về mối tình đầu của ông. Vào thời xa
xưa đó tình yêu đôi lứa rất hạn hữu được bày tỏ tình cảm của mình thường là cha
mẹ gả cưới đặt đâu con ngồi đó. Cha tôi lại không như vậy ông từng có một mối
tình sâu nặng với một cô gái đẹp nhất nhì ngay ở trong làng. Sau một ngày lao động
vất vả tối tối ông lại tìm đến nhà người bạn gái. “Năng mưa thì giếng năng đầy,
anh năng lên xuống mẹ thầy em thương” một câu thơ còn lưu lại nó hàm chứa đầy ý
nghĩa về tình lứa đôi về thời xa xưa ấy. Tình yêu thời đó mà người con trai tìm
đến nhà bạn gái động thái đó là cao nhất rồi. Chứ không có chuyện được phép hẹn
hò dẩn bạn gái ra khỏi nhà đi đâu tùy thích như thời sau này đâu. Ông thường
lui tới nhà bạn gái điều quan trọng cha mẹ trong nhà cũng đã tỏ chiều ưng thuận.
Cha tôi cũng từng đi làm rễ cha mẹ bạn gái đã sai bảo việc làm. Đây là một tục
xưa người con trai muốn hỏi vợ cưới vợ phảỉ có một thời gian đi làm cho nhà bạn
gái gọi là: đi làm rễ…
Tuy nhiên sự đời lại không đơn giản người bạn
gái xin đẹp nết na kia không phải chỉ riêng cha tôi quan tâm tới mà đã xuất hiện
nhân vật thứ ba. Đó lại là một thanh niên tài sắc con nhà giàu ở xã kế bên. Anh
ta cứ dềnh dàng trong bộ cánh vải lụa trắng tinh, điệu đà bước đến nhà bạn gái
mổi đêm. Đối nghịch lại với cha tôi con nhà nghèo rớt mồng tơi với bộ áo vải
thô xám đen trên người, dáng điệu con nhà nông thô mộc. Cha tôi rỏ ràng là yếu
thế hơn với cái vẻ bên ngoài so với anh chàng cao ngạo kia trước người bạn gái.
Nhưng tình yêu, không gì có thể ngăn trở đó chính là người bạn gái của riêng
mình. Dường như anh chàng khác xã kia vì ở xa nên không biết người con gái nầy
đã có bạn trai lui tới. Bằng cách nào để cảnh báo cho anh ta biết? chặn đường
gây gổ, hay rủ mấy bạn cùng làng ra dần cho anh ta một trận để biết rằng “Trâu
ta ăn cỏ đồng ta”. Nhưng bằng cách ấy là bạo lực không phải là tính cách nhân hậu
và ưa hài hước của cha tôi. cuối cùng ông nghỉ ra một cách khả dĩ mà ở tuổi thiếu
thời ông vẩn cùng bè bạn thường chơi.
Con lối nhỏ có ao làng, cầu đá năm xưa nay đã vật đổi sao giời, thay
bằng con đường bê tông. chỉ có khóm cây môn (khoai nước) đánh dấu cái
ao còn sót lại. Ghi dâu nơi cha tôi
Vào một đêm trăng non anh chàng khác xã kia lại
xuất hiện. Con đường vào nhà người bạn gái vốn ven đường quốc lộ rẻ vào qua một
cái cầu bằng tấm đá phiến bắc qua ao nước. Như mọi khi anh chàng xênh xang
trong bộ áo lụa trắng, thời đó vùng quê nghèo này chẵng thể ai có. Vừa bước đi
anh ta lâng lâng nhìn ánh trăng non mờ ảo một đêm thật ý vị để đến tỏ tình với
người con gái. Khi mới bước qua khỏi cầu đá thì bỗng đâu nghe tiếng phụt, nước
từ đâu không phải mưa trên trời mà xiên từ gầm cầu lên nhằm đúng vào chiếc áo lụa
trắng. Anh chàng giật thột không kịp trở tay đã ướt như chuột luột, ướt thì đã
dành nhưng lại còn có mùi không dể chịu! Cửa nhà bạn gái chỉ còn ít bước nửa
nhưng mà may không ai hay biết nếu có ai đó trong nhà nhìn thấy cảnh này thì có
mà độn thổ. Anh chàng hiểu ra ngay vấn đề liền quay ngược lại một mạch phi thẵng
về nhà từ đó không bao giờ còn lai vảng lại nửa.
Người gây ra vụ dùng ống thụt nước này
không ai khác chính là bố tôi. Một thứ đồ chơi thời trẻ nhỏ nhưng lại thật hiệu
quả thay cho lời cảnh báo: “Vườn hồng đây đã có người vào”. Bạn gái của cha tôi
không hề biết việc này sau đó ít lâu 2 gia đình đã có lễ dạm hỏi chỉ còn đợi đến
ngày cưới. Nhưng cuộc đời không ai học hết chữ ngờ đang ở tuổi thanh xuân phơi
phới bạn gái cha tôi bỗng dưng đỗ bệnh nặng và rồi không qua khỏi! Đó là nổi
đau không gì có thể nguôi ngoai nổi cho mối tình đầu của bố tôi. Lúc đó ông quyết
định sống tha phương đi sang Lào làm công nhân làm đường đề có thể vơi đi nổi
buồn lòng. Sau 2 năm làm đường ở nước Lào cha tôi quyết định trở lại quê hương
bằng cách một mình đi bộ xuyên rừng. Đi qua hầm Thanh lạng, Tuyên hóa nổi tiếng
thời đó nơi đầy rẩy thú dữ hùm beo và quân cướp trộm trên đường. Về sau này ông
hay kể đến, một mình trên con đường xa hẻo lánh đầy kinh hải này. Nó không dành
cho những ai yếu vía cuối cùng ông đã vượt qua về quê trót lọt.
Hầm Thanh lạng- Tuyên hóa
Lần đi Lào trở về này cha tôi gặp mẹ tôi lúc
này vừa đủ lớn (mẹ tôi thua cha tôi tới 12 tuổi). Bà từ nhỏ đã đi ở (Osin) xa
quê do nhà nghèo ông bà mất sớm. Cha mẹ tôi xây dựng gia đình từ đây.
Khi tôi lớn lên khoảng 5,6 tuổi mổi khi sắp tết
đến là cha tôi lại dẩn tôi đến một ngôi nhà vào diện khang trang thời đó, là
nhà ông Từ Triệu, trong thôn. Một ông già quắc thước râu tóc bạc với đôi mắt
tinh anh. Dù còn bé nhỏ nhưng hình ảnh đó tôi không quên ông như một ông tiên. Ông là họa sĩ tài
hoa nổi tiếng trong vùng. Cha tôi thưa rằng tui muốn có bức tranh tết nhờ anh vẻ
(Thời đó không có tranh tết bán chỉ đến nhà họa sĩ vẻ thôi). Ông mời 2 cha con
ngồi đợi rồi lấy giấy bút ra, ông cầm chiếc bút lông tay thoăn thoắt chấm vẻ.
Chẵng mấy chốc những con chim và bông hoa sống động hiện lên từ bàn tay tài hoa
của ông. Vẻ xong ông trao 2 bức tranh tết cho cha tôi, cha tôi thưa rằng hết
bao tiền để ông trả. Ông già liền tươi cười bảo: -Chú như là người thân tình
trong nhà tui kỉnh (biếu) chú. Ngôi nhà này chính là nơi mà người bạn gái sắp
cưới của ba tôi đã qua đời. Phía trước đường là chiếc cầu đá năm nào cha tôi đã
phục để thụt nước kẻ tình địch.
Thực tình tôi không biết bạn gái của cha tôi
là em của ông hay bà trong nhà này hay quan hệ thế nào. Tôi chỉ mang máng nhớ
hình như là em ruột của bà, vì không còn ai ở lớp tuổi đó nửa để hỏi, tôi đã
quá muộn đã để vuột qua!
Lê Văn Thưa