Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Chứng tích về một bức ảnh

 Bức ảnh 2 chị em bị cắt xén
 Nhìn bức hình nầy chắc ai cũng phải tự hỏi dận dổi gì mà đem cắt tấm ảnh trông phản cảm và tức mắt thế? Người ngồi ở tấm hình này là chị Nguyển Thị Kim Quy một nữ du kích nổi tiếng thời đánh Mỹ ở Quảng trị. Còn thân hình bị cắt chính là tôi, Tấm hình được chụp ở thành phố Sài gòn 1978. Không ngờ chứng tích từ tấm hình này vẩn còn lưu lại trong tập ảnh củ gần 4 chục năm nay.
  Trong quảng thời gian của thập niên 80 của thế kỷ trước tôi là người lính thủy làm nhiệm vụ ở đảo Phú quốc và hải cảng Kông pông som (Căm pu chia). Hàng năm thường phải đi lại trên cả chặng đường dài trong các dịp đi công tác và nghỉ phép. Nghỉ lại mà thấy rùng mình khi phải lên xe xuống tàu không biết bao nhiêu là chặng gian nan mới đến được quê nhà hay trở lại đơn vị. Thời gian đi đường nếu nhanh nhất là mất nửa tháng còn chậm thì trên cả một tháng vì phải ăn chực nằm chờ mua cho được vé tàu xe. Có vé rồi chưa chắc đã được đi thông suốt vì cái thời nhà nước ngăn sông cấm chợ xe chạy vài km lại bị chặn để thuế vụ kiểm tra hành lý xem ai có mang theo hàng hóa gì chỉ cần mấy bơ gạo hay mớ củ khoai là bị tịch thu ngay. Rồi thì nào biển động tàu không rời bến được hay lở rời bến rồi thì chẵng tìm về đúng bến! Ấy là đã có một lần tôi lên tàu từ Rach giá đi Phú quốc gặp biển động mọi người trên tàu phải gồng người thật chặt để không bị lăn lông nốc vì sóng dử, tàu phải thả trôi. Thật may sao con tàu không chìm bị trôi dạt lại rơi đúng vào vùng quần đảo Nam du không thì đã trở thành kẻ vượt biên bất đắc dĩ sang In đô nê xia hay làm mồi cho cá, Từ Rạch giá đi Phú quốc mà sau hơn 2 tuần mới đến, về đến đơn vị ai cũng tưởng từ cỏi chết trở về.
  Mặc dù là một sĩ quan quân đội làm nhiệm vụ quốc tế hẳn hoi mà thời đó chẵng có ưu tiên gì đáng kể trong việc đi lại, chẵng khác mấy "ăn cơm nhà đi vác tù và hàng tổng" vậy. Chiếc ảnh bị cắt trên là cả một câu chuyện buồn của thời cuộc giờ nhớ lại mới thấy sự trớ trêu nực cười. Là một sĩ quan nhưng tôi chẵng được cấp chứng minh thư nên mổi lần đi lại chỉ dựa vào giấy giới thiệu và giấy nghỉ phép. Có một lần đến ga Sài gòn mua vé tàu người ta đưa ra một thông báo rằng: Ai chưa có chứng minh thư thì phải có ảnh đính kèm mới được mua vé. Thế là bao nhiêu người đang chờ chực phải tưng hững ảnh ở đâu ra, ảnh như thế nào? Tôi cũng chẵng biết xử lý sao đây nhưng hoàn cảnh bức bách nên thử làm đại. Liền lục tung hành lý ra xem có cái ảnh đại khái nào không, thật may mắn tôi tìm ra được chiếc ảnh 2 chị em trên. Chẵng lẻ để nguyên ảnh cả 2 người xem ra không hợp lý lắm tôi liền nhanh trí cắt đi một phần ảnh của tôi. Rồi đem dán đại vào giấy giới thiệu. Hóa ra cũng hiệu nghiệm người ta bán vé liền cứ có ảnh là bán, kể cả mượn ảnh của người khác cũng chẵng sao, vì lấy đâu ra ảnh ở nơi sân ga?! Thương thay cho mấy anh bộ đội phải thường đi lại trong cái thời nghiệt ngả đó. Vì nước, vì dân phải tha phương đi đánh giặc lại còn bị hành họe khi đi đường phải lụy tàu xe. Thời đó nhiều trường hợp anh em bộ đội phải chịu mua vé lậu hay nhẩy tàu chui để kịp trở lại đơn vị ở chiến trường Căm pu chia. Ơ hơ "chui, lậu" là ngôn từ để nói lên sự xấu xa, lại còn chui lậu vé tàu xe để sớm trở lại chiến trường thì sao? Hành động đó có đáng mặt anh hùng không đây hở thời nay??? Cách xử sự kỳ quặc lạ đời này chắc rằng thế giới phải ngả mũ chào Việt nam thôi.
    Đó là lý do vì sao bức ảnh kỷ niệm của 2 chị em đã bị cắt xén một cách không thương tiếc. Nó là chứng tích kỷ niệm một thời đi qua cuộc đời tôi.

Lê Văn Thưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét