Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Máy gặt liên hợp kiêm “gieo mạ”

Một vài năm lại đây vùng nông thôn nghèo với đồng ruộng manh mún cũng đã có máy gặt liên hợp. Quả là tiện lợi cho người dân làm ruộng, nhiều năm qua đã không phải còng lưng cấy lúa thay bằng đứng gieo hạt giống. Nay lại thêm không phải cúi lưng gặt lúa nửa đã có máy gặt liên hợp.
    Cái cảnh bán mặt cho đất bán lưng cho trời nay đã dần qua rồi đó là điều tốt đẹp cho người nông dân. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận lại hiệu quả của việc người nông dân tự đi mua sắm máy gặt liên hợp về phục vụ cho đồng đất của mình. Quả là sử dụng máy gặt liên hợp có chí phí rất rẻ gặt một sào ruộng chỉ mất không đến 150.000 đồng. Trong lúc thuê người gặt bằng tay chi phí phải gấp 2 đến 3 lần đó là cái lợi trông thấy trước mắt. Do mới sử dụng máy gặt liên hợp một vài năm nên người nông dân chưa kịp rút ra được điều gì chỉ thấy trước mặt là thu hoạch nhanh và rẻ. Nhưng sau cái vụ hè thu này thu hoach xong có một quảng thời gian đồng ruộng được nghỉ ngơi đợi qua mùa lũ lụt. Nếu ai ra thăm lại cánh đồng thì mới nhận thức ra được vấn đề. Sau vụ thu hoạch bằng máy gặt liên hợp khoảng 1 tháng lúc này là vào mùa mưa nên ruộng có độ ẩm nhất định. Thì kỳ lạ thay cánh đồng như đã được ai đó gieo mạ, mạ lên xanh tốt phủ kín đồng ruộng. Tất nhiên đây mới chỉ là phần nổi vì hạt thóc không dể nẩy mầm hết ở môi trường ngoài tự nhiên khi không thuận lợi, như những thửa ruộng ngập nước thì không có mạ lên. Trước đây sử dụng gặt tay thì không thể có hiện tượng mạ mọc lên cả lớp như thế này. Đàn trâu lúc này chẵng cần gặm cỏ trên bờ mặc dù cỏ rất sẳn mà lội ngay xuống ruộng trước lớp mạ đang non tươi được quyền ăn thả cửa.
  Như thế đã rỏ máy gặt liên hợp đã kiêm luôn việc “gieo mạ”! Máy gặt liên hợp thế giới đã có cả gần trăm năm nay đây là kết quả của sáng tạo kỷ thuật mà nhiều nước đã áp dụng. Ở nước ta do chậm phát triển nay mới xuất hiện nhưng lại phát triển một cách rầm rộ sản xuất buôn bán tràn lan không kiểm định chọn lọc mới dẩn đến máy gặt kém chất lượng. Người nông dân đã đỗ ra bao công sức chi phí bao nhiêu khoản cho vụ mùa đến công đoạn cuối cùng thu hoach thì thóc không đỗ hết vào bao mà một phần đem rải đỗ ra đồng ruộng. Chưa ai có thể kiểm chứng sự thất thoát thiệt hại này cho người nông dân là bao nhiêu?
   Kiểm định chất lượng sản phẩm đã luôn được đặt ra nhưng đối mới những loại có nguy cơ gây thiệt hại lớn thì nhà nước cơ quan chức năng cần phải quản lý chặt chẻ. Máy gặt liên hợp phải nằm trong số đó. Nếu không sau mổi vụ gặt nó có thể rãi ra trên đồng hàng chục, hàng trăm, có khi đến hàng ngàn tấn thóc. Thì đau biết mấy cho người nông dân, cho tài nguyên của đất nước.
 
 Đàn trâu đươc ăn mạ non no lặc lè trên đồng ruộng
 Mạ non phủ đầy ruộng sau một tháng gặt máy
 Với mật độ mạ dày như vầy thì bao nhiêu thóc bỏ lại trên ruộng?
  Máy găt liên hợp
Lê Văn Thưa

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Ấn tượng loài sam biển



Vùng biển Quảng bình hiếm thấy loài sam là một người dân gần biển nhưng đây là lần đâu tiên trong đời tôi bắt gặp một con sam. Tuy nhiên mặc dù còn nguyên vẹn nhưng nó đã không còn sống nửa nếu nó còn sống thì hẳn phải là cả 2 con. Loài sam là biểu tượng cho lòng chung thủy sống bên nhau trọn đời.

     Ai lần đầu gặp sam cũng phải ấn tượng bởi cái dáng vẻ kỳ khôi của nó. Khen thay cho tạo hóa đã chấm phá nên cái nét thô mộc mà vẩn trung thành giử nguyên hình hài từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Nó như một cái gì đó thật độc đáo làm ta gợi nhớ đến bộ giáp của các chiến binh từ thời trung cỗ. Phần thân đang phải mang bộ giáp quá khổ kềnh càng thì bổng nhiên lại gắn vào một cái đuôi nhỏ tý tẹo trông chẵng ăn nhập là mấy. Tuy nhiên thế mới gọi là sam, đây là sự kết hợp giửa 3 loài là mai rùa, thân cua và chân càng tôm.

   Được biết loài sam ngày nay nhìn chung trên thế giới đang bị sụt giảm nghiêm trọng về số lượng. Không còn nhiều cảnh ngoạn mục hằng hà sa số cặp đôi sam thi nhau vào biển bờ đẻ trứng vào mùa sinh sản của nó. Nguyên nhân làm giảm số lượng sam lại cũng là do con người. Con người đã chiếm lấn không gian sinh tồn nơi sinh đẻ của nó. Đặc biệt con người đã làm ô nhiểm nước biển phát thải ra quá nhiều hóa chất độc hại từ sự sản xuất phát triển không giới hạn của mình. Loài sam thì rất nhạy cảm với mọi thứ chất thải này nhất là con non không thể sống nổi khi nước biển không được trong sạch như ngày xưa.

  Loài sam là biểu trưng của hóa thách sống hiếm hoi còn sót lại tuy nhiên đang gặp phải cuộc đấu tranh sinh tồn thách thức từ phía con người. Thể hiện lòng chung thủy một vợ một chồng từ một loài giáp xác thì đây quả là loài có một không hai. Mong rằng loài sam vượt qua được thời kỳ khó khăn vẩn tồn tại với thời gian.
 
 Sam biển với vẻ ngoài làm gợi nhớ đến bộ áo giáp của chiến binh thời trung cỗ
  Mặt dưới con sam
 Hằng hà sa số cặp đôi sam thi nhau vào bờ đẻ trứng vào mùa sinh sản (ảnh intenet)

Lê Văn Thưa

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Cây trồng trong đền chùa thời hiện đại

Đền chùa thời hiện đại ngày nay không những được trùng tu tôn tạo mà còn được xây cất mới hoành tráng hơn to đẹp hơn. Tuy nhiên xưa nay khuôn viên đền chùa thì thường trồng những cây được chọn lọc như bộ tứ linh đó là: đa, đề, sanh, si. Không hiểu sao ngày nay người ta lại đem trồng luôn cả những cây ngoại lai, lại là thứ cây hết sức đơn giản như cây keo, cây tràm loài nhanh lấy gỗ?

Lê Văn Thưa