Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

62 năm lưu lạc bỗng tự tìm về đúng quê cha đất mẹ


  
 Bà Lê Thị Yêm người thứ 2 bên trái
Cả xóm dưới thôn Tiền hôm nay bổng xôn xao bà Lê Thị Yêm một người không hề thấy nhắc đến đã từng sinh ra từ làng quê này. Sau ngót 62 năm lưu lạc nay tìm về nơi cha sinh mẹ đẻ. Những người già trên 70 tuổi không thể tin nổi bà Yêm vẩn còn sống sót lại có thể tự tìm về quê hôm nay. Ngay người trong dòng tộc họ Lê cũng chỉ biết từ gia phả ghi lại rằng bà Lê Thị Yêm lúc 12 tuổi đi ở (làm ô sin) đã bị thất lạc mất tích. Từ đó ai cũng hiểu rằng bà không còn nửa qua ngần ấy thời gian.
 1, Lưu lạc
 Bà Lê Thị Yêm nay đã ở cái tuổi 74 dù tuổi khá cao nhưng bà vẩn hoạt bát nhanh nhẹn. Trí nhớ của bà vẩn minh mẩn về đây giửa vòng tay ân ái nơi đất mẹ bà ôn lại chặng đường đầy đời cơ cực của mình đã trải qua khi phải rời quê hương lúc mới 12 tuổi.
   Hồi đó do gia đình nghèo khổ cha mẹ mất sớm dù còn nhỏ bà phải tìm việc đi ở (làm ô sin) để nương nhờ kiếm sống. Bà ở giúp việc cho gia đình một ông đội làm việc cho Pháp, vào năm 1953 đột nhiên gia đình này di cư vào Nam buộc bà phải đi theo. Đây chính là cái mốc mà cuộc đời bà phải tha phương lưu lạc. Còn bà con thân thích ở làng quê thì không ai biết đến sự ra đi này chỉ biết bà đi ở rồi biệt tin. Bà Yêm theo gia đình ông đội này từ đó cho đến năm 20 tuổi, sống qua nhiều tỉnh ở miền Nam. Thân gái dặm đường nơi đất khách không người thân thích, phải phục dịch cho một gia đình có nhiều con. Bà phải hết sức vất vả cực nhọc ngược lại gia chủ lại đối xử tệ bạc. Quần áo mặc bà chỉ nhận được những đồ củ không bao giờ được may quần áo mới. Mặt khác bà Yêm đầu tắt mặt tối tháng năm làm việc mà không được trả tiền công chẵng hề có đồng xu dính túi. Bước vào độ tuổi thanh xuân bà bỗng nhận ra thân phận cơ cực của mình, bị người ta đối xử bất công suốt bao nhiêu năm nay mà chẵng biết kêu ai. Rồi một ngày vào năm 1962 bà quyết định bí mật rời bỏ nhà ông đội từ tỉnh Kon tum trốn đến một tỉnh khác để tìm lấy cuộc sống mới. Bà tìm đến thị xã Qui nhơn và xin được việc làm phục vụ nấu ăn cho một gia đình. Tại đây bà gặp được một anh lính lái xe cũng là người miền Bắc di cư vào Nam quê ở Lai châu, rồi 2 người thành vợ thành chồng. Từ năm 21 tuổi lấy chồng đến năm 32 tuổi bà Yêm đã kịp sinh hạ 6 người con. Những tưởng khi có chồng con rồi mọi sự sẻ đổi thay nổi cơ cực của cuộc đời đi ở phải sống tha phương đã qua rồi. Ai ngờ, chồng bà lại bị tai nạn gẩy tay phải nghỉ việc làm rồi bị mắc bệnh. Mặt khác sau giải phóng miền Nam 1975 những gia đình có người làm cho chế độ củ bị đưa đi vùng kinh tế mới lên đồi núi nên càng thêm khó khăn hơn. Đến năm 1976 lúc bà mới 34 tuổi thì chồng bà lại qua đời do căn bệnh hiểm nghèo. Với 6 đứa con trên tay đứa lớn nhất 12 tuổi đứa nhỏ nhất mới 2 tuổi. Suốt mấy năm lo chửa bệnh cho chồng gia đình đã đến lúc quyệt quệ chỉ có một ngôi nhà tranh xiêu vẹo với 8 miệng ăn mà có mổi mình bà chạy vạy!
    Bà Yêm nhớ lại khi chồng sắp mất ông căn dặn bà mình cố bán đi một đứa con để có cái mà trang trải, nhưng bà không thể nở lòng! Trước khi sắp hấp hối mặc dù không còn nói được nhưng mắt ông ráo hoảnh tìm kiếm khắp nhà. Xem còn tấm ván nào khả dĩ để có thể đóng cho ông cái hòm,  kẻo không chỉ còn đùm chiếu. Bà và mọi người hàng xóm hiểu ra đã an ủi cho ông cứ thanh thản ra đi mọi việc có gia đình cùng bà con trong xóm sẻ cố lo được cái hòm cho ông! Trước khi ông sắp sửa qua đời bà phải ở nhà túc trực đồng nghĩa với cả nhà mấy hôm đó không còn có cái để ăn. Vì bà phải thường xuyên đi làm đủ thứ việc từ đi lấy củi bán, cho đến mọi việc làm thuê, để kiếm cái ăn từng bửa cho gia đình. Lúc này bà quá khổ tâm khi chồng đã cận kề cái chết mà nhà không có nổi một nắm gạo hầu mong nấu lấy chút hồ để ông có được gọi là cái ăn trước khi nhắm mắt xuôi tay…
    Vậy đâu là giới hạn của sự khốn cùng về số phận của con người? Đến đây ta thấy chạnh lòng thấm thía câu ca dao trong dân gian: “Gánh cực mà đổ lên non- Còng lưng mà chạy, cực còn theo sau”. May sao trong lúc cùng cực đó có 1 người hảo tâm đã đem biếu bà mấy kg gạo bà còn nhớ mãi suốt đời... Kỳ lạ thay vậy mà bà cùng với các con lại có thể gượng dậy vượt qua được cơn bỉ cực để tồn tại và có được ngày hôm nay.
 2, Tìm lại quê hương dòng họ
 
 Bà Yêm cùng con và cháu đi thăm nhà bà con sau 62 
năm lưu lạc trở về
   Từ những gian nan khốn khó cuộc đời, đó là lý do mà suốt 62 năm qua kể từ khi bà Yêm xa quê cho đến nay không làm sao có điều kiện để tìm lại nơi chôn rau cắt rốn. Mặc dù bà vẩn luôn nhớ đến tên củ của quê hương là phường Tiền, làng Võ xá, huyện Quảng ninh, tỉnh Quảng bình (thôn Tiền, xã Võ ninh, huyện Quảng ninh, tỉnh, Quảng bình) cùng tên cha mẹ và một số cô chú ruột. Tuy nhiên khi lưu lạc còn nhỏ nên bà Yêm không biết rỏ họ mình đây chính là một trở ngại khi muốn tìm kiếm. Dù bà vẩn mang đúng là họ Lê, nhưng khi đi ở cho ông đội, ngẩu nhiên ông ấy cũng mang họ Lê nên bà nghi ngờ rằng ông đội khi khai sinh đã gắn họ của ông cho bà. Mãi về gần đây khi cuộc sống gia đình dần dần ổn định, các con đã khôn lớn trưởng thành đều đã có gia thất đầy đủ bà liền nghỉ đến phải tìm lại quê hương bà con dòng họ. Lúc này bà cùng các con đã định cư tại Thôn Phú Hòa, xã Phi tô, huyện Lâm hà, tỉnh Lâm đồng.
   Có một điều ngẩu nhiên đã gợi ý cho bà: khi lấy chồng thì chồng bà đã có trước một đứa con riêng. Con riêng chồng bà có một cháu nội lại lấy vợ quê ở huyện Lệ thủy tỉnh Quảng bình đây chính là cơ sở manh mối để bà cùng với các con thêm quyết tâm tìm về nơi cha sinh mẹ đẻ của bà. Bà cùng với con trái út là Lương Tiến Phú và đứa cháu lấy vợ người Quảng bình đã cất công lên đường tự đi tìm quê ngoại. Mọi sự lại hóa ra thật đơn giản cùng sự may mắn trong chuyến đi này. Điểm tạm dừng chân là tại gia đình một người bà con bên vợ của đứa cháu nội là ở thị trấn Quán hàu huyện Quảng ninh. Thực ra chỉ cách quê hương bà có 3km trên cùng tuyến đường quốc lộ 1a. Vừa xuống ô tô tại đây, người nhà chỉ qua 2 cuộc điện thoại ngắn để tìm kiếm thông tin thì kỳ lạ thay lại gặp đúng vào người em là Lê Tiền Xuân con trai trưởng của ông chú ruột của bà Yêm. Đây cũng là người chú mới qua đời gần đây nhất đó là ông Lê Văn Trác, sinh thời ông là cán bộ đảng viên cựu trào ở địa phương này, từng giử chức phó chủ tịch UBND huyện Quảng ninh. Trong kháng chiến chống Pháp ông sớm tham gia hoạt động cách mạng và bị tù đày ở xa nhà. Nên hòa bình lập lại năm 1954 về quê thì ông không tìm thấy cháu là Lê Thị Yêm đâu nửa và tuyệt nhiên không có tin tức gì. Ông đã truyền lại cho con cháu về sự việc này và tin rằng bà Yêm không còn sống nửa do lưu lạc đói khổ và chiến tranh thời đó.
   Đã 62 năm trôi qua thật khó mà tưởng tượng bà Yêm lúc này được sống trong tình yêu thương ngập tràn với bà con thân thuộc khi nhận ra nhau. Cho dù qua thời gian đã bao vật đổi sao giời lớp cha chú cô dì đã không còn ai sống nửa. Nhưng còn đây có đầy đủ anh chị em bà con dòng tộc cùng láng giềng nơi quê mẹ đã đón bà trong tình thương ruột thịch. Đó là niềm an ủi lớn lao nhất mà bà Lê Thị Yêm có được qua 62 năm biền biệt lưu lạc quê hương.



 Lê Văn Thưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét