Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Khi trái đất nóng lên



 Có lẻ nào trái đất đã nóng lên
Để hành tinh Xanh trước nguy cơ suy thoái
Thế gian này đâu riêng chỉ con người cần đến lòng bác ái
Mà còn đó là tình yêu về sự sống trên đời.
Yêu mầu xanh nhuốm cả đất trời
Thương cho trái đất phải hao gầy theo năm tháng.
Những cao ốc chọc trời, khói lò bay phiêu lãng
Vần vũ che khuất cả khoảng trời xanh.
Trái đất này nặng quá nổi gian truân
Nuôi 7 tỷ người “miệng ăn núi lỡ”
Phát triển không ngừng văn minh loài người luôn rộng mở
Vượt cả tài nguyên vốn có của đất trời
Nước uống cũng khan, của hầm mỏ đã vơi
Lá phổi xanh rừng đại ngàn chặt hạ
Những vùng đất cổi cằn lấn dần sa mạc hóa.
Đô thị hóa lan nhanh chiếm lấn chốn yên lành
  Hỡi loài người! ta sống mổi mình chăng?
 Đâu loài vật đáng thương, đâu màu xanh vắng bóng
Rừng bê tông nhà thay rừng cây hứng nắng.
Có lẻ nào trái đất cứ nóng lên!
Núi lở, sóng thần, bão lũ liên miên
Cân bằng tự nhiên trái đất đang kêu cứu
Lịch sử người Maya(*) nền văn minh xưa hiện hữu
Nhắc ta phải nghỉ gì cho trái đất xanh tươi
Vì lợi ích chung cho hành tinh
Hay riêng quyền lợi của con người?
 Hỡi nhân loại! hãy nhận ra mình trước khi quá muộn.


 Lê Văn Thưa

--------------------------------
 (*) Theo các nhà khảo cổ người Maya (Mê hi cô) biến mất chỉ để lại đền đài có thể nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do họ đã tự tàn phá môi trường sống tự nhiên gây nên hạn hán khắc nghiệt kéo dài.

Biển đổi khí hậu nhìn từ nạn nhân mản


   Trái đất đang nóng lên làm biến đổi khí hậu toàn cầu nguyên nhân là do con người đã sử dụng quá nhiều năng lượng hóa thạch gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên còn có một nguyên nhân cốt lỏi nửa đó là nạn nhân mãn sự bùng nổ về dân số, đến tháng 10/2011 dân số thể giới đạt 7 tỷ người.

   Nhìn từ góc độ hình thành và phát triển sự sống trong hệ sinh thái tự nhiên thì công bằng mà nói loài người cũng được sinh ra trên trái đất này cùng với mọi sự sống khác. Lớn như loài cá voi đến nhỏ như khuẩn trùng bởi đây vốn là mối quan hệ ràng buộc cùng tồn tại phát triển. Về bản chất mọi sự sống đó cũng đều là sản phẩm của tự nhiên, được người Mẹ là tự nhiên sinh ra! Điều đáng quan tâm ở đây là mọi sự sống trong tự nhiên vốn sinh tồn phát triển phù hợp trong một hệ sinh thái cân bằng. Riêng loài người đã và đang thể hiện sự phát triển theo cách riêng của mình. Trước hết phải đề cập đến là vấn đề dân số, thế giới ngày nay đã đạt tới 7 tỷ người và rồi còn hơn thế nửa cũng chỉ là trong tầm tay thôi. Con người ngày càng tìm mọi cách kéo dài tuổi thọ được sống lâu ai mà chẵng muốn. Điều tưởng hiển nhiên là thế nhưng lại không thể đơn giản như vậy. Bởi nó vượt khỏi quy luật hết sức khắc nghiệt của tự nhiên là phải giử sự cân bằng giửa sinh và tử. Phù hợp cho một hệ sinh thái mang tính bền vững. Trong triết học phương Tây lẩn phương Đông đều có chung quan niệm về sinh tử chỉ có khác về cách thể hiện đại thể như: Phát triển và đào thải hay cân bằng âm dương (nó còn mang nghĩa rộng hơn). Trong tự nhiên sự sống và cái chết hay sinh và tử là mối quan hệ ràng buộc là quy luật tất yếu để sinh tồn. Nhiều loài vật thể hiện rỏ hiện tượng này như loài cá hồi, loài mực, hay một số loài nhện… khi làm xong nghĩa vụ đẻ trứng hay con sinh ra là chết luôn thậm chí làm mồi cho con. Cái chết không có nghĩa là "chấm dứt" tất cả, mà chuyển đổi sang một trạng thái khác. Thực chất thì sự sống đó đã làm xong nghĩa vụ của mình phải đến lúc để chuyển giao thừa kế cho thế hệ sau. Để tồn tại một hệ sinh thái bền vững thì trong tự nhiên sự phát triển và đào thải luôn diễn ra cân bằng. Lớp sinh vật trước chết đi là chuyển hóa tái tạo dòng năng lượng khép kín luân chuyển cho lớp sinh vật sau phát triển. Đó là nguyên lý là cách mà sinh quyển Trái đất đã duy trì phát triển từ khi hình thành cho đến nay qua suốt hàng triệu năm.
   Thế giới con người ngày nay đã gây ra sự thách thức về quá tải dân số là một hiện tượng không bình thường làm phá vở sự cân bằng. Vượt quá khả năng chịu đựng, chống đỡ của môi trường sống. Đã có những học thuyết về nhân khẩu như thuyết Man- tuýt, thuyết Bùng nổ dân số trẻ đề cập đến nguyên nhân của chiến tranh. Nhưng nội hàm của nó đều nói lên những hệ lụy khôn lường khi dân số thế giới phát triển bùng nổ. Loài người được tự nhiên sinh ra tiến hóa phát triển nhờ vào hệ sinh thái của sự đa dạng sinh học mang lại. Khi đã đủ lông đủ cánh, đủ trí thông minh, đủ áp đảo về số lượng. Thì loài người tác động ngược lại làm suy giảm sự đa dạng sinh học cản trở đến sự phát triển của tự nhiên, gây ô nhiểm môi trường làm trái đất nóng lên.
  7 tỷ người trên hành tinh này là một gánh nặng chưa từng có cho tài nguyên và môi trường. Cho sự cạnh tranh không bình đẵng làm suy giảm và tuyệt chủng nhiều loài sinh vật khác. Sự phát triển về kinh tế xã hội phục vụ loài người trên qui mô lớn đã cải tạo tác động đến môi trường tự nhiên. Đó là một thực tế không thể phủ nhận và thực tế đó đã tác động làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Cần một chiến lược về dân số cho mọi quốc gia cho toàn thế giới đó là sự cần thiết không thua kém so với vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà thế giới ngày nay đang đặc biệt quan tâm.

Lê Văn Thưa


Giải phóng sức lao động chân tay những hệ lụy của nó





    Ngày nay ai cũng biết tác dụng hữu ích về việc luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể lực, đẩy lùi bệnh tật, đồng thời lại được sảng khoái tinh thần vv… Tuy nhiên lao động chân tay mới chính là cái gọi thể dục thể thao khái niệm mà ngày nay thường quan tâm đến. Nói đúng hơn lao động chân tay: vừa để kiếm sống, vừa nâng cao thể lực đó là bản năng gốc là sợi dây ràng buộc được hình thành qua đấu tranh sinh tồn. Lao động cơ bắp chính là nguồn cội là động lực cho quá trình tiến hóa qua suốt thời gian để con người
được hoàn thiện như ngày nay.
Giải phóng đôi chân




       Tạo hóa sinh ra con người vốn có đôi chân đôi tay đôi vai khi tạo ra những thứ đó là kết quả của cả quá trình tiến hóa cho mục đích sinh tồn. Hẳn đây không phải là thứ dùng để làm dáng cho đẹp mắt như những cô gái ngày nay họ sở hữu được những đôi chân dài. Đúng với lẻ tự nhiên rằng những đôi chân dài đó sẻ rất hữu ích và tiện dụng cho việc chạy nhanh hay lội qua sông suối nơi ngập nước và lầy thụt. Vậy mà ngày nay mọi sự đã biến đổi người ta không ai còn nghỉ đến việc đi hay chạy đường dài trên đôi chân ấy nửa mà coi chân dài trở thành thứ thẩm mỹ. Lạ thật sinh ra với chức năng là vận động vậy mà chính chức năng đó lại bị lãng quên để trở thành thứ không ai có thể ngờ đến - trưng diện.  Nếu nói theo quan điểm của sự tiến hóa đó là qua đấu tranh sinh tồn để thích nghi với môi trường sống, Có đôi chân phù hợp để mà di chuyển chạy nhảy đuổi bắt hay trốn tránh kẻ thù, đôi tay để săn bắt hái lượm, đôi vai để gánh vác, nói chung dành cho mọi hoạt động để sinh tồn. Thế mà đến ngày nay bổng dưng con người muốn chuyển hướng bằng cả “cuộc cách mạng” giải phóng đôi chân, đôi tay, đôi vai của chính mình. Nghỉ đến lao động chân tay ngày nay con người

Những đôi chân được trưng diện (ảnh intenet)


ta ai cũng cảm thấy mệt nhọc nản lòng. Giá chẵng phải làm gì hoặc chỉ làm ít hay không cần động đến chân tay nhiều mà vẩn sống đàng hoàng... Giống như ông nọ bà kia đại gia này hay là tỷ phú đó thôi. Loài người thường vẩn ước mơ rồi đi đến hành động theo cái kiểu phá cách như vậy. Thế là vô hình trung trong phút chốc con người đã phủ nhận, phán xét lại cả quá trình phát triển tự nhiên suốt hàng triệu năm tiến hóa từ lao động cơ bắp! Cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật là cứu cánh cho sự giải phóng sức lao động chân tay vốn có của con người. Quả rằng nhờ trí khôn vượt trội loài người gần như được giải phóng lao động nguyên thủy bằng chân tay. Qua các cuộc cách mạng công nghiệp hóa, cách mạng khoa học công nghệ và cái gọi nền kinh tế tri thức ngày nay. Đại loại con người đã và đang chuyển hướng từ lao động chân tay sang lao động bằng trí óc. Cái đầu con người sẻ thay thế hết mọi việc, chân tay không còn phải hoạt động gì đáng kể nửa, loài người đang muốn như vậy. Không phải đang mà đã rồi thiết bị máy móc ngày nay đã dần hướng tới tự động hóa, điều khiển bằng ấn nút, bằng lời nói, bằng ánh mắt thậm chí bằng ý nghỉ trong đầu hay bằng người máy phục vụ… Cứ như thế mà phát triển thì chân tay chỉ là thứ thừa trong nay mai tất nhiên là vậy. Loài người hầu như đang phấn đấu để hướng tới trở thành như những ong chúa, kiến chúa, mối chúa có đội ngủ máy móc cho đến cái gọi là Rô bốt phục vụ từ a cho đến z...
    Có điều tất cả mọi thứ gọi là công nghiệp hóa hay tự động hóa thay sức lao động con người rồi sẻ đi đến đâu? Hãy nhìn vào thực tại những gì chỉ một vài thập niên lại đây từ khi được giải phóng lao động chân tay nhờ vào sử dụng bằng máy móc. Của cải vật chất ngày một dồi dào con người được no đủ cái gọi là chất lượng sống ngày càng nâng cao. Vậy là cơ thể ngày một đẩy đà béo tốt kể từ đây mới sinh ra hội chứng mang tính toàn cầu. Đó là hiện tượng béo phì đồng hành với nó là những căn bệnh: Tiểu đường, gút, mở máu, áp huyết, tim mạch, cận thị vv… tràn lan.
Béo phì đang gia tăng trên nhiều quốc gia (ảnh intenet)


   Từ đây con người cũng hiểu ra dù trong hoàn cảnh nào cứ phải vận động chân tay. Tuy nhiên không vì thế mà lúc này bỏ máy móc để lại lao động bằng chân tay. Mà bằng cái cách dù rất phi tự nhiên đó là sản xuất ra đồ vật và các loại máy móc để tái tạo lại “lao động cơ bắp”. Thực chất đây chính cái gọi là dụng cụ hay máy luyện tập thể dục thể thao để duy trì sức khỏe. Vâng, như vậy con người đã đi thành một con đường vòng từ lao động chân tay, giải phóng lao động chân tay rồi phải quay sang bằng “lao động” thể dục thể thao. Để rồi phải sản xuất ra hàng loạt máy móc thay sức lao động con người lại còn phải sản xuất cả máy móc cho con người luyện thể dục! Nghe ra thật rắc rối và khó hiểu: Cùng phải toát mồi hôi ra cả mà sao lại "Tránh vỏ dưa"- bỏ lao động chân tay; để "lại gặp vỏ dừa"- bằng lao động thể thao thể dục?
Máy móc để thay sức người, sức người lại đỗ ra
 với máy thể dục? (Ảnh intenet)


     Thử nhìn vào ở những vùng thôn quê còn khá nguyên sơ nghèo khó ở đó lại có không ít cụ tuổi thọ rất cao. Thời năm sáu mươi tuổi về trước họ chẳng bao giờ đủ ăn đủ mặc lại phải lao động cật lực quanh năm. Vậy mà cho đến nay khi đã trên 80 đến 90 tuổi họ lại vẩn sống đủ khỏe mạnh có một điều họ không biết gì đến khái niệm về thể dục thể thao. Khi nhìn thấy mọi người luyện tập thể dục làm họ ngạc nhiên cười mà lẩm bẩm: - Làm cái trò gì như thể điệu cày điệu cuốc của người mộng du sao không đi cuốc đất trồng cây vậy có lợi hơn không? Họ là những người sinh ra để mà lao động chân tay thậm chí nay con cháu ngăn cấm, họ vẩn trốn để tìm đến với lao động. Phải chăng đây chính là những “hóa thạch sống” hay là tàn dư từ săn bắt hái lượm? Họ quá mông muộn lạc hậu chỉ biết lao động chân tay hay lao động chân tay đó là cách mà thế giới Tự nhiên đã chọn lọc để tạo ra một sự phát triển hài hòa bình đẵng mà bền vững? Vì sự cân bằng cho cả hệ sinh quyển này và cho sức khỏe của chính bản thân của mọi cá thể đó.
Ông già trên tuổi 90 với đống củi ông bổ ra

   Con người quá hăm hở muốn loại bỏ sức lao động chân tay cực nhọc và không năng suất. Mà không ý thức rằng đó là bản năng gốc từ chính sự lao động nhọc nhằn mới ra con người ngày nay. Làm sao có thể tự mình muốn sửa đổi hay gở bỏ được?
     Xét cho cùng lao động cơ bắp đó là một nhu cầu tất yếu không thể thiếu, một thứ phản xạ hình thành bản năng gốc vốn có cho sinh tồn. Với lao động chân tay là mối liên hệ nguồn cội từ săn bắt hái lượm đó như là chuổi xung nhịp duy trì, là kim chỉ nam xuyên suốt của cả quá trình vận động. Đây không thể đánh đồng coi đó là sự vất vã hay lạc hậu mà con người thời đại sau nhìn nhận về thời đại trước thường nói đến. Lao động cơ bắp là hàm chứa giá trị và ý nghĩa cho sinh tồn, tiến hóa và phát triển của cả muôn loài trong đó có loài người. Con người không thể tách mình ra khỏi quần xã sinh vật trong hệ sinh thái.  Ngày nay con người dần bỏ lao động cơ bắp lại chuyển sang bằng lao động thể dục đó chỉ là một cách giải quyết mang tính tình thế. Tuy nhiên lao động chân tay là để mưu sinh đem lại lợi ích cho sự phát triển bền vững cho sự cân bằng sinh thái, còn hoạt động thể dục như là sự phung phí sức lực vô ích (chỉ cần thiết cho những hoàn cảnh nhất định) gây lãng phí đến tài nguyên chung. Con người có được trí thông minh nhưng cũng không tránh khỏi sự ngây thơ nông nổi trước quy luật phát triển tất yếu của tự nhiên.
   Việc muốn xóa bỏ lao động chân tay tưởng đó như một thành công nhảy vọt còn mang tính nhân đạo. Nhưng hóa ra đã gây nên cả một sự hệ lụy khôn lường phát sinh ra trong quá trình đó đây chính là mấu chốt của vấn đề. Cuộc cách mạng công nghiệp hóa dựa vào máy móc đã đem lại một sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng thịnh vượng. Nhưng lại phải trả cái giá quá đắt cho sự phát triển nhanh mà không bao giờ bền vững đó. Phàm thì: có vay phải có trả hay chậm mà chắc như các bậc tiền nhân đã dạy. Vậy mà con người ngày nay lại thi nhau khai thác và sử dụng đến cạn cùng tài nguyên thiên nhiên vốn có để mong phát triển sao cho thật nhanh thật mạnh. hậu quả mà nó mang lại đã nhãn tiền đó là làm cho trái đất nóng lên biến đổi khí hậu toàn cầu. Thế giới đã tốn không biết bao nhiêu là giấy mực bao nhiêu là cuộc hội nghị thương thảo nhằm cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Do hậu quả của cái gọi là cuộc cách mạng công nghiệp hóa phát triển nhanh gây ra.
  Loài người luôn có khuynh hướng muốn vượt ra khỏi cái giới hạn của tự nhiên nhưng không thể và chẵng bao giờ vượt qua được. Đó là nó đã thuộc về nguyên lý trong sinh tồn và phát triển của sự sống. Con người đang ngập ngụa trong khối kiến thức không giới hạn do chính mình tạo ra mà không nghỉ đến điều đơn giản nhất về bản năng sinh tồn của tự nhiên chọn lọc. Để rồi tự mâu thuẩn làm khó mình và cản trở đến sự phát triển của tự nhiên mà không tự hiểu hay không muốn hiểu ra? Đức Đạt Lại Lạt Ma (Tây tạng) thật có lý khi nói đến sự ngạc nhiên về nhân loại: “Đó là họ đánh đổi sức khỏe để lấy tiền bạc và sau đó lại hao tiền tốn của để lấy lại sức khỏe. Đó là vì lo lắng suy nghĩ đến tương lai, họ quên đi hiện tại. Làm như thế họ sống không vì hiện tại cũng chẳng phải cho tương lai…”

                         Lê Văn Thưa