Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Nhiễm âm khí đám ma từ tâm linh hay lĩnh vực khoa học?


   Ít ai mà không biết đến từ xa xưa ông cha ta truyền lại khi đi đám tang do có thể nhiễm âm khí, tà khí người chết nên phải biết cách phòng tránh. Khi về nhà thì nên xông khói quả bồ kết, vỏ quả bưởi hay hái nắm lá đại bị bỏ trong túi trước khi đi đám tang. Hoặc nhúm lửa trước cổng nhà vv… Tuy nhiên điều này cho đến nay chưa có một sự giải thích nào mang tính thuyết phục để phòng ngừa bệnh tật!
    Tôi đã từng biết một số người bị ngã bệnh khi đi đám tang về tuy nhiên đó chưa phải là tất cả chính bản thân tôi mới là “nạn nhân” khá điển hình về kiểu nhiễm bệnh như thế. Tôi đã nhiều lần nhiễm phải bệnh do đi đám tang dường như là “vô phương” cứu chửa cho đến khi tự nó lành. Điều này thì chắc rằng ít ai có “tạng” người như bản thân tôi vì hầu hết mọi người đi đám tang chẵng hề hấn gì đến sức khỏe cả. Còn tôi thì không phải đi đưa đám tang nào cũng bị nhiễm bệnh nhưng nhiều lần tôi đã phải bị mắc bệnh trong đó có 3 lần tôi phải nằm “liệt giường” từ 1 tuần cho đến cả tháng! Có điều đáng lưu ý người chết những lần đó họ không phải do bị bệnh nhiễm khuẩn. Lần thứ nhất có thể do tôi ở gần quan tài thời gian khá nhiều khi về nhà tôi đỗ bệnh nằm suốt 20 ngày mà không rỏ bệnh gì người cứ cảm thấy mụ mẩm mọi thứ thuốc không có tác dụng cho đến khi tự lành. Lần thứ 2 sau khi đám tang về thì đau bụng suốt cả 1 tuần. Nhưng qua lần thứ 3 thì đây mới là nổi kinh hoàng, đã biết mình dể cảm bệnh nên khi đi đưa tiển người quá cố lần này tôi giử một khoảng cách đủ xa và ở hướng ngược gió. Về nhà tôi cẩn thận xông ngay khói quả bồ kết thật kỹ, nhưng sau đó khoảng gần một tiếng đồng hồ thì sự cố bắt đầu: Tôi cảm thấy đột ngột mệt nhọc dùng máy đo áp huyết vọt lên 208/107, áp huyết bình thường của tôi trong khoảng 100 đến 120/ 60. Đây là lần đầu tiên tôi bị một cơn áp huyết lên cao đến như thế. Cũng may có sẳn người sẳn thuốc nên áp huyết giảm xuống ngay nhưng đó chỉ là một sự khởi đầu suốt cả 1 tuần tiếp theo ngày nào cũng bị áp huyết lên cao mà từ trước đến nay chưa từng có. Cuối cùng do các cơn áp huyết lên ngày càng dày hơn tôi được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa huyện Quảng ninh. Nằm ở khoa cấp cứu suốt 1 tuần nhưng lại không xuất hiện cơn áp huyết lên cao lần nào nửa nên tôi xin ra viện. Vừa ra viện về nhà buổi sáng thì đến khoảng 17 giờ chiều một cơn đột quỵ ập đến. Tôi chỉ nhớ kịp nói với vợ -Anh mệt quá và khó khở, rồi bất tỉnh. Nhiều tiếng đồng hồ sau tôi mới mở mắt nhận thấy trong phòng bệnh viện nào đó có rất nhiều người xung quanh. Tôi lại thiếp đi cho đến khoảng nửa đêm tôi mới tỉnh hẳn ngồi dậy muốn đi vệ sinh điều kỳ lạ là tôi cảm thấy không quá yếu sức, không bị tổn thương gì. Tự mình đứng dậy đi vào phòng vệ sinh tay còn cầm theo chai dịch chuyền mà không cần đến người hỗ trợ. Lúc này người thân của tôi mới cho tôi biết sự tình khi tôi bất tỉnh thì luôn miệng nói đến khó thở mặc dù trên xe ô tô đã có bình ôxi. Tôi được xe cấp cứu chở đến nơi mà tôi vừa ra viện lúc sáng rồi từ đây tôi lại được chuyển đi tiếp ngay đến bệnh viện tuyến trên tức là đến khoa Tim mạch bệnh viện: Việt nam Cu ba Đồng hới. Sáng hôm sau ngủ dậy tại giường bệnh thì bất ngờ cơn bệnh quay trở lại. Tôi thấy người mệt nhọc mà nhất là khó thở bác sĩ điều trị cho tôi thở bình ôxi ngay nhưng tôi vẩn cứ thấy khó thở. Điều lạ là lần này nửa người trên tôi vẩn thấy tỉnh chỉ có nửa người dưới là rần rần tê dại gần như mất cảm giác. Tôi vẩn luôn mồm gọi quá khó thở, bác sĩ điều trị nói đang thở bình ôxi rồi đó thôi. Khoảng hơn một tiếng đồng hồ tôi vẩn cứ khó thở may sao trên đầu tôi vẩn tỉnh táo và tôi tự nghỉ hay cứ khạc thử ra sao mặc dù tôi không có cảm giác muốn ho. Rồi tôi gắng hết sức để khạc dăm ba cái, hình như có dể thở hơn. Tôi liền gắng khạc khan như thế nhiều hơn nửa hóa ra có tác dụng tôi bắt đầu thấy dể thở. Vợ tôi lấy khăn lau thứ tôi khạc ra có chất nhầy nhầy gì đó, rồi việc thở trở lại bình thường. Sau trận lên cơn khó thở này mọi cơn đau hay lên cơ áp huyết được chấm dứt ở bệnh viện, tôi được xét nghiệm chiếu chụp đủ loại hầu như không phát hiện bệnh gì điển hình. Có lẻ tôi là bệnh nhân có sức khỏe khá nhất trong khoa tim mạch này lúc nào cũng có thể đi lại. đến nổi bác sĩ điều trị quở trách: Bệnh nhân tim mạch gì mà cứ đi lại luôn chân (tôi vốn là người ưa vận động). Sau 10 ngày điều trị tôi lại được cho ra viện với tình trạng sức khỏe đã ổn định tôi cũng cảm thấy như vậy mà dường như cứ đến bệnh viện là tôi lành bệnh.
Bảng kê thuốc ở bệnh viện
   Nhưng, chẵng thể hiểu nổi vừa ra viện được một ngày tôi lại tiếp tục lên cơn áp huyết phải thường xuyên cấp cứu tại nhà. Rồi trong suốt cả tháng cứ như định kỳ sau một tuần lại có một ngày bệnh rất nặng áp huyết và tim mạch cao và lên nhiều cơn. Có một lần cơn bệnh bắt đầu từ lúc 23 giờ đêm kéo dài cho đến 14 giờ ngày hôm sau (có sự tác động do chùm loa phóng thanh của thôn mở nhạc hát suốt ngày ngay trước nhà). Triệu chứng áp huyết lần này không cao lắm nhưng nhịp tim duy trì trên 100 người sốt nóng, tứ chi tê bì. Phải có người thường xuyên túc trực cấp cứu tại nhà. Lúc này tôi cảm thấy mình trở nên quá yếu đuối đầu óc thì trống rổng, muốn đi bộ một vài trăm mét mà thấy mệt và lại sợ bị lên cơn cao huyết áp đột xuất. Ngồi xem tivi hay trước vi tính chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ là không chịu được. Người ở tâm trạng lo âu, sợ nơi có nhiều người, sợ tiếng động âm thanh lớn nhiều lúc chùm loa phóng thanh của thôn lên tiếng là tôi lại lên cơn cao huyết áp. Đợt ốm đau "thập tử nhất sinh" này đã kéo dài suốt đã gần 2 tháng. Vậy mà mới trước vụ đau ốm này tôi là người thường xuyên đi điền dã hàng chục km trên vùng đồi cát trắng ven biển Quảng bình và hầu như ngày nào cũng đi bộ như vậy suốt từ 2 đến 4 tiếng đồng hồ liền mà không hề dừng chân nghỉ.
 Đang cơn tim và áp huyết cao tại nhà phải nằm trong buồng kín
 còn che chắn đủ kiểu, đóng nhiều lần cửa để giảm
 tiếng của chùm loa phóng thanh trước nhà.
    Điều gì đã dẩn tôi đến nổi như bị tàn phế thế này khởi đầu từ việc đi đưa tiển một đám tang? do âm khí, tâm linh từ đám ma mà ông cha ta từng cảnh báo. Hay vấn đề khoa học về con người sự tương tác nào đó thuộc lĩnh vực y học giửa người chết, người sống và môi trường sống mà chúng ta chưa quan tâm hoặc chuyên sâu nghiên cứu để giải mã nó? Để có thể tránh cho một số người dể phơi nhiễm những chứng bệnh không đáng xẩy ra như bản thân tôi đã mắc phải.

   Chết Sống lại
  Sau khoảng 3 tháng từ trận đột quỵ đó trong một lần đến phòng khám bệnh viện đa khoa huyện Quảng ninh tôi bất ngờ gặp lại một bệnh nhân cùng nằm điều trị tại khoa cấp cứu của viện dạo đó. Ông tên là Nghĩa lớn hơn tôi 10 tuổi lúc đầu ông không nhận ra tôi, tôi liền vỗ vào cánh tay ông bỗng nhận ra nhìn tôi trân trối.
- Ồ Thưa không phải mày đã chết rồi sao...! Tao nghe mọi người nói mày ra  viện rồi ngay chiều hôm đó vào viện cấp cứu người bất tỉnh miệng chỉ còn ngáp ngáp. Được chuyển ngay đi viện tuyến trên ai cũng nghỉ chắc mày không qua nổi.
  Ông thật sự mừng vui khi thấy tôi từ cỏi chết trở về người lành lạnh khá khoe mạnh ông sôi nổi và bộc trực như được gặp lại một người thân vậy mà tôi với ông chỉ quen nhau trong 1 tuần cùng nằm viện...



Lê Văn Thưa


Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Chúc Mừng Giáng Sinh

Chúc Mừng các bạn và cho cả mọi người trên thế gian có một mùa Giáng sinh
thật hạnh phúc và an lành. Không chỉ riêng con người cho cả vạn vật
 cùng được hưởng niềm hạnh phúc này.

Lê Văn Thưa

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Xuất hiện cá sấu con sống ngoài tự nhiên vùng Đất mũi


“Một người dân tại TP. Cà Mau đã bắt được 1 con cá sấu con trên sông. Thông tin này đã khiến người dân vùng Đất Mũi tiếp tục lo lắng nghi ngờ vụ cá sấu sổng chuồng đã sinh sản ngoài tự nhiên” (Báo Vietnam net)
Cá sấu con (ảnh intenet)
   Phát hiện có cá sấu con ở ngoài thiên nhiên đúng ra đây là tin đáng mừng như vậy cá sấu của “Đất rừng phương nam” có thể vẩn còn đâu đó chứ không phải đã bị tuyệt diệt từ bao lâu nay. Miền sông nước của "Đất rừng phương nam" nơi ngàn xưa đây là vùng quê của loài cá sấu con người đã tiêu diệt đã ruồng rẩy đã lấn chiếm không gian sống của nó, ngày nay chỉ còn lại ký ức qua trang sách mà thôi. Vậy thì làm sao con người lại không thể chấp nhận loài cá sấu sống trên vùng đất mà đúng ra chủ nhân mới chính là nó. Con người vốn có thừa lòng dũng cảm vượng trí thông minh mà mới nghe dăm bảy con cá sấu sổng chuồng, vài cá sấu con đơn côi lạc mẹ trở về với nguồn cội đã vội hoảng lên rồi! Vậy đâu là khái niệm: phát triển bền vững, sự đa dạng sinh học, sống gần gủi với thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ nguồn gen di truyền...?
    Người ơi hãy để cho muôn loài cùng chung sống với! bởi chưng người Mẹ thiên nhiên vốn đã sinh ra như thế vì mối quan hệ tương hổ ràng buộc vì sự cân bằng sinh thái qua hàng triệu triệu năm rồi.
 Lê Văn Thưa

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Con người đang dần hóa cứng trái đất bằng bê tông


   Có một tỉ lệ nghịch rằng diện tích bê tông hoá trong xây dựng càng phát triển ra bao nhiêu thì có bấy nhiêu diện tích đất đai cỏ cây tự nhiên bị biến mất. Với tốc độ phát triển bê tông như ngày nay đến một lúc nào đó núi đá cũng sẻ vợi đi đất đai dành cho cỏ cây lại bị bê tông hoá đá! Sử dụng vô tư vật liệu từ bê tông lấn chiếm dần đất đai tự nhiên làm phương hại đến môi sinh đây là một thách thức mà từ trước đến nay dường như chưa từng được xem xét đến.
1, Khái niệm về Bê tông và thực tế sử dụng
    Cụm từ “bê tông hoá” xuất hiện trong khoảng những năm gần đây khi đất nước ta đang trên đà phát triển kinh tế. “Bê tông hoá” được coi như một sự phát triển tích cực về mặt kinh tế và xã hội. Tuy nhiên đây còn là việc làm ta phải xem xét lại xuất phát từ mặt trái của nó tác hại đến môi trường sống. Cụm từ “Bê tông hoá” nội hàm của nó đã nói lên sự không thân thiện với môi trường sống tự nhiên.

Rừng bê tông nhà thay rừng cây hứng nắng (ảnh intenet)
    “Bê tông hoá” những năm gần đây được đẩy mạnh phát triển trên nhiều hình thức trong đó vùng đô thị là nơi vốn đã đi đầu như nhà cao tầng đường phố sân chơi vỉa hè đều là bê tông. nông thôn nhà lá và hàng rào truyền thống bằng cây xanh từ ngàn xưa ngày nay đã thay bằng nhà ở, hàng rào, lối đi là bê tông.
 Nông thôn ngày nay hàng rào cây xanh thay bằng tường gạch, đường bê tông
Trong nhiều dự án lớn của cấp quốc gia gần đây đều được mang tên “bê tông hoá” như bê tông hoá đê điều, bê tông hoá kênh mương, bê tông hoá đường nông thôn. Nhiều phát triển khác liên quan đến bê tông như: Phát triển đô thị hiện đại, độ thị hoá nông thôn, phát triển khu công nghiệp, phát triển mạng lưới giao thông đường liên xã huyện tỉnh quốc gia, đường tuần tra biên giới, sân bay bến cảng vv... 
 Con đường bê tông hóa giửa đồng quê không một bóng cây ngọn cỏ dưới nắng hè!
   Bê tông là kết quả của các nguyên vật liệu sau khi được xử lý sẻ đông kết hoá đá vĩnh viển rất thông dụng trong xây dựng. Bê tông quả đã đóng một vai trò lớn lao trong sự phát triển văn minh của nhân loại. Tuy nhiên trong nhiều ích lợi cũng có mặt bất lợi của nó,  bản chất của bê tông là hoá đá vĩnh cữu đã nói lên điều này. Núi đá cây xanh còn có thể mọc lên thành rừng do có bề mặt mấp mô cùng nhiều hốc rảnh. Còn bê tông từ bàn tay con người làm ra nhẳn nhụi phẵng phiu không còn cơ hội cho cây xanh tự mọc được
 Núi đá cây xanh còn mọc lên, bê tông con người làm ra chẳng cỏ cây nào mọc được (ảnh intenet)
 Cũng như các loài động vật có thể làm hang hốc cư ngụ từ mương máng, đê bờ, đường đi bằng bê tông này. Nó đồng nghĩa với sự sống khó có thể sinh tồn trên bề mặt bê tông hay dưới khối bê tông đè nén vùi dập đây chính là những hệ luỵ mặt trái của bê tông hoá.
    Chúng ta đã biết đến sự nguy hại của phóng xạ hạt nhân người ta muốn chôn vĩnh viển thảm hoạ nhà máy điện hạt nhân kiểu như Checnôpưn bằng nấm mộ bê tông, đủ biết bê tông là vật liệu lợi hại như thế nào.
   2, Những hệ luỵ từ bê tông hoá
    Quan sát khu đô thị ngày nay nếu giả dụ cần phải đặt tên cho sát với cái đóng vai trò chủ chốt nhất thì phải gọi khu đô thị theo đúng nghĩa chính là: “khu bê tông hoá”. 
 Gọi khu đô thị sao cho đúng nghĩa chính là "khu bê tông hóa" (ảnh intenet)
   Đúng vậy cái gì ở đây cũng được bê tông từ toà nhà đến sân, khuôn viên đường phố, sân vận động, bến xe ga tàu cho đến vỉa hè cống rãnh tất cả đều trở thành một khối bê tông khép kín. Nó đồng nghĩa với vùng đất vốn có ở dưới khối bê tông đô thị này vĩnh viển nằm trong bóng tối chôn vùi tất cả mọi sinh vật sống trong đất ở nơi đây! Theo quan niệm người á đông chúng ta mọi sự trong cuộc sống luôn được cân bằng hoà quyện âm và dương (trời đất). Vậy mà người dân sống ở đô thị ngày nay một phần trong quan niệm này bị thiên lệch vì chỉ còn sống với “khí trời” còn “khí đất” thì đã thực sự bị chôn vùi dưới lớp bê tông theo đúng nghĩa đen! Quan niệm con người sinh ra là từ cát bụi đến khi chết đi cũng thành cát bụi. Vậy mà ở đô thị ngày nay mọi người không muốn thấy đất bụi tất cả đều bị bê tông bịt kín, một cọng cỏ cũng khó mà mọc lên. (Mà có mọc lên lại bị nhỗ bỏ vì đơn giản: Để cỏ mọc nhìn không trơn tru!) Như vậy đã có cái bất ổn trong sự cần thiết phải sống gần gủi giửa con người với thiên nhiên, kể cả với quan niệm về phong thuỷ. Tuy nhiên điều quan tâm nửavùng đô thị đã phá vở chu trình khép kín về cung cấp nước trong tự nhiên. Từ nước mưa rơi xuống gặp mặt đất cùng cỏ cây nước từ từ ngấm xuống lòng đất cung cấp cho lượng nước ngầm dự trử. vùng đô thị do bề mặt toàn bê tông nước mưa trơn tuột chảy thẵng vào cống rãnh rồi được đỗ ngay ra sông ra biển, không còn cơ hội nào cho nước có thể ngấm xuống vùng đất này! Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm khu đô thị đã là một thực tế rỏ ràng. Xưa nay chúng ta vẩn nói rừng tự nhiên bị khai thác chặt hạ trở thành rừng cây thưa, đồi trọc gặp khi mưa nhiều nước không được cản trở chảy tuột nhanh nên đã gây ra lũ quét lũ ống. Điều này vô tình lại là "đồng minh" đối với vùng đô thị nước mưa ở đây cần phải chảy thật nhanh vì sợ ngập úng. Trong thiên nhiên mưa chính là hình thái thiết yếu để đem lại cho sự sống điều này thì đã rỏ vùng đô thị lại dựa hẳn sự cung cấp từ các nhà máy nước mà bỏ quên nguồn nước mưa chính thống. Thậm chí coi nước mưa là hiểm họa gây ngập lụt dù chỉ tạm thời hơn là ý nghĩa nguồn cội đem lại sự sống tốt tươi bổ sung đổi mới lượng nước tự nhiên bền vững. Đơn cử như sau những trận mưa lớn gây ngập ở thủ đô Hà nội là lại tốn không biết bao nhiêu là giấy bút chỉ để phân trần vì sao lại ngập lụt? Vậy mà nó lại đơn giản thôi khi bê tông đã bịt kín mặt đất đô thị rồi, gần như 100% nước tuột chảy cùng lúc gặp khi mưa lớn kéo dài chính đô thị nơi đây lại trở thành vùng nước ngập. Bởi không hạ nguồn hay cửa sông nào có thể kham nổi khi lưu lượng nước chảy vượt quá khả năng tiêu thoát của nó nên gây ngập lụt là chuyện tất nhiên rồi. Trên đời này bao nhiêu trận lũ lụt đã xẩy ra cũng đều thông qua cái nguyên tắc muôn thủa ấy.
   Với đất nước có một nền văn minh lúa nước từ ngàn xưa ông cha ta đã biết lợi dụng vùng đất sẳn nước đồng thời tạo ra kênh đào, hồ ao, mương máng để dẩn thuỷ nhập điền. Trải qua hàng ngàn năm ngoài canh tác cây lúa nước người nông dân cũng đã tạo ra môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài thủy sinh nước ngọt tôm cua cá cùng với chuổi thức ăn khép kín của nó. Từ ruộng lúa nước và hệ thống mương máng ao rãnh đã cung cấp nhiều nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt tự nhiên cho người dân. “Bê tông hoá kênh mương” ngày nay là dấu ấn của sự phát triển hiện đại tạo thuận lợi việc dẩn nước tưới tiêu cho cây lúa trên đồng ruộng. Tuy nhiên thuận lợi mặt này lại gây phương hại cho mặt khác “Bê tông hoá kênh mương” lại là sự cáo chung cho các loài tôm cua cá cùng chuổi thức ăn của nó trên đồng ruộng! Bởi lẻ khí hậu của nước ta có 2 mùa rỏ rệt là mùa khô và mùa mưa, vào mùa khô kênh mương nội đồng bằng đất cát tự nhiên là nơi tá túc cuối cùng của các loài tôm cua cá cùng chuổi thức ăn. Đây chính là những vũng nước, bùn đất, hang hốc chút ẩm ướt còn sót lại cưu mang loài vật này vượt qua mùa khô nắng nóng. Khi bê tông hoá kênh mương cũng là lúc các ao rãnh mương máng tự nhiên đều bị lấp đi vì không còn tác dụng, làm mất đi môi sinh đã hình thành từ ngàn xưa cho các loài sinh vật vốn đã từng sinh tồn trên ruộng lúa.
“Bê tông hoá kênh mương” là sự cáo chung cho loài thủy sinh vào mùa khô trên đồng ruộng
    Sự biến đổi khí hậu toàn cầu trái đất nóng lên ngoài những nguyên nhân như ta đã biết còn có một nguyên nhân nửa. Từ những núi đá vốn có trong tự nhiên con người khai thác chế biến thông qua bê tông rồi đem rải khắp nơi để thoả mản cho nhu cầu không giới hạn trong xây dựng. Nhà lầu đài, mạng lưới đường giao thông, sân bay bến cảng, đê điều thuỷ lợi thuỷ điện vv... Tất thảy bề mặt  trần trụi của mọi thứ bê tông con người đã xây dựng được mặt trời nung nóng hàng ngày hấp thụ sự nóng bức cộng hưởng lại sẻ bổ sung thêm cho sự nóng lên của trái đất. Điều này sẻ thật dể hiểu nếu trong nắng gắt ta đi giửa trung tâm đường phố, các công trình bê tông hay giửa vùng đất có nhiều cỏ cây.
   Có một tỉ lệ nghịch rằng diện tích bê tông hoá xây dựng phát triển ra bao nhiêu thì có bấy nhiêu diện tích đất đai cỏ cây tự nhiên bị biến mất. Với tốc độ phát triển bê tông như ngày nay đến một lúc nào đó núi đá cũng sẻ vợi đi đất đai dành cho cỏ cây lại bị bê tông hoá đá! Sử dụng vô tư vật liệu từ bê tông lấn chiếm dần đất đai tự nhiên làm phương hại đến môi sinh đây là một thách thức mà từ trước đến nay dường như chưa từng được xem xét đến.
3, Cần một giải pháp tổng thể
     Bê tông là phát minh mang tính đột phá của nhân loại hiện tại vẩn là vật liệu chủ chốt trong các công trình xây dựng mặt lợi của nó đã rỏ. Tuy nhiên ngày nay với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẻ nhu cầu mức sống ngày một cao nên các công trình xây dựng lớn nhỏ theo đó không ngừng phát triển. đâu cũng thấy là bê tông, cứ thế bê tông lấn chiếm lên chiều cao và lan dần ra bề rộng. Phàm thì cái gì quá thái cũng dẩn đến tác hại, nguy cơ phá vở cân bằng hệ sinh thái do bê tông gây ra đã và đang hiển hiện. Bê tông là vật liệu không thân thiện với môi trường sống cần tính tới tác động xấu của nó để có giải pháp khắc phục.
   Khuôn viên nhà ở hài hòa với hàng rào cây xanh
Trồng cây dây leo lên tường nhà (ảnh intenet)
Hệ thống đường giao thông đi liền với lề (taluy) cây và cỏ xanh
Lát vỉa hè hay taluy đường tạo lổ xuống đất cho cỏ mọc và nước mưa thấm xuống
   Thế giới ngày nay đang đi đến hợp tác và tìm các giải pháp trước nguy cơ trái đất nóng lên biến đổi khí hậu toàn cầu. Nguyên nhân gây ra do chính con người tác động nhiều mặt trong đó nguyên nhân từ bê tông hoá trong xây dựng thì chưa được quan tâm thích đáng. Sự xung đột không khoan nhượng luôn tồn tại giửa lợi ích phát triển kinh tế xã hội trước mắt với môi trường bị suy thoái về lâu về dài. Chúng ta chưa thể ý thức hết những hệ luỵ xuất phát từ việc tăng dân số đồng hành với nhu cầu hưởng thụ mức sống ngày một cao. Trong đó phải kể đến con người ngày càng có khuynh hướng sống xa rời thiên nhiên mà bê tông hoá là một phương tiện để con người mặc sức thể hiện thay đổi mọi hình thái trên mọi đất nước và trái đất này. Rừng cây thành “rừng” nhà ở lầu đài cùng muôn vàn công trình hoành tráng lớn nhỏ tất thẩy đều thông qua bê tông hoá, đây chính là những hệ luỵ đáng cho ta phải suy ngẩm...
     Bê tông hóa là thứ đe dọa đến sự sống của muôn loài nếu cứ để cho nó mặc sức phát triển. Cần phải hạn chế sự phát triển của nó trước khi quá muộn. Đây là lời cảnh báo cần tìm giải pháp thích hợp nhằm hướng đến mục tiêu thân thiện với môi trường tự nhiên trong phát triển xây dựng.

Lê Văn Thưa
      

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Một loài bướm si tình


   Hầu hết muôn loài đều có cùng một phản xạ tự nhiên là biết trốn tránh kẻ thù để bảo tồn sinh mạng. Riêng có một loài bướm lại quên cả mạng sống của chính mình ít ra là trong khi giao phối.
     Loài bướm nhỏ mang hình tam giác cân có hoa văn màu trắng xám này sống khá phổ biến ở nước ta. Bình thường nó vẩn nhút nhát luôn tìm cách trốn tránh chỉ chực bay đi khi thấy con người đến gần. Tuy nhiên đang lúc giao phối thì hoàn toàn khác nó trở nên bất động không có phản ứng đáng kể gì trước sự hiện diện đe dọa của loài khác. Nó chỉ biết đến thực tại con đực sếp chồng lên con cái (2 tam giác xếp lên nhau) đầu quay ra hai phía thành một dạng hình học đối xứng. Tạo nên một đa giác 6 góc với 2 góc lớn (đầu) và 4 góc nhỏ (cánh) thật lý thú. Điều kỳ lạ là dù có cố ý hù dọa quấy phá xem phản ứng ra sao thì chúng chẵng mảnh may hề hấn gì vẩn chỉ “chàng với nàng” trên cái “đa giác tình si” đó. Chỉ còn thiếu nước dùng lực của kẻ khổng lồ (con người so với đôi bướm nhỏ xíu này) mà tước rời may ra mới tách được, nhưng ai lại làm vậy. Dùng tay thử bắt thì nó bậu luôn lên tay, dùng que cời nó ra thì một con cố bám vào que còn con kia cứ việc treo lơ lững chỉ nối nhau bởi phần sinh dục. Mọi tư thế có thể thay đổi nhưng 2 cái đuôi thì vẩn cứ đính vào nhau như thể cùng một cơ thể vậy.
  Thiết nghỉ trên đời có mấy loài vật treo mình trong lúc giao phối mà không thể rời ra. Đó chỉ có thể bởi tiếng gọi thiêng liêng duy trì nòi giống mà loài bướm này đã làm tròn xuất sắc nghĩa vụ của mình. Đây là điều lạ và đáng tôn trọng trong thế giới tự nhiên.
Một loài bướm nhỏ hình tam giác
Chúng có đôi râu như cánh sóng ra đa 
Thoạt nhìn, tưởng đâu trò chơi xếp hình
Hóa ra mặt dưới của sự xếp hình đó
Thử xua: Đã chẵng bay đi lại còn bậu luôn cả đôi trên tay 
“Lên non em cũng lên theo
    Leo cây em cũng cứ đeo cùng chàng”
  Biểu tượng chiếc lá trái tim dành cho đôi bướm.
Lê Văn Thưa


Bất ngờ hương hoa từ loài dứa dại

    Một loài cây xưa nay ai cũng biết cái nét hoang sơ thô ráp lại tua tủa đầy gai sắc trên khắp mép lá. Vậy mà một ngày kia nó lại cho ra một thứ hoa cùng với hương vị ngọt ngào không thua kém với mọi loài hoa khác. Nếu ai đã một lần thưởng thức hương hoa của loài dứa dại này thì sẻ phải giật mình mà nghỉ lại.
     Loài dứa dại có thể sống trên mọi loại chất đất từ ẩm ướt cho đến nơi khô hạn đất đai cằn cổi. Loài cây này nếu đem trồng làm hàng rào thì không con người hay loài vật nào có cơ may vượt qua nổi tuy nhiên nó lại chiếm nhiều đất. Dứa dại lại rất thích hợp cho việc đem trồng để ngăn chặn cát chảy cát lấp đặc biệt ở ven ranh giới vùng đất với đồi cát. Loài dứa dại ngày nay chủ yếu chỉ sống ngoài tự nhiên hoang dã thường thấy nhiều ở ven bờ biển. Quả của nó có thể làm thuốc chửa bệnh. Thời ông cha xưa thường cắt những rễ dứa dại mới chồi ra khoảng nửa mét đem về tước nhỏ phơi khô rồi bện dây thừng khá bền.
    Mọi loài cây trong quá trình sinh trưởng thường thì đến một giai đoạn nhất định nào đó sẻ ra hoa kết trái. Riêng với loài dứa dại thì chẵng ai biết đến bao giờ nó mới ra hoa, dăm ba chục năm hay cả trăm năm? Tuy nhiên cũng tùy theo vùng đất thích hợp nào đó cơ hội ra hoa trái có thể nhiều hơn. Cây dứa dại thì ai cũng biết nhưng thấy được nó ra hoa thì quả thật không phải ai cũng may mắn thấy được.
    Vào một ngày hè đẹp trời từ xa hàng trăm mét nhìn vào lùm cây dứa dại vốn có mầu xanh thẩm bỗng thấy nổi lên một vài điểm trắng khác thường. Khi đến nơi mới làm ta phải ngạc nhiên một loài cây như thế mà cũng biết ra hoa! Điểm trắng đó chính là cánh hoa trắng tinh khôi mới nhú ra từ ngọn dứa tương phản với màu lá xanh đậm. Trong chùm lá trắng đang ấp ủ một nhụy hoa cũng màu trắng thật tơi xốp mịn màng. Và rồi một làn hương dịu ngọt lan tỏa ra đâu đây làm ta phải ngở ngàng. Mùi hương thật khó tả phảng phất nhẹ nhàng thoát ra như từ muôn hoa thơm trái ngọt nơi hoang sơ kết tụ lại đây.
   Bất ngờ với màu trắng trinh lại tỏa hương hoa dịu ngọt đó không phải là lan, là huệ, là hồng mà trên một thân cây thô tháp chẵng thể ưa nhìn. Loài dứa dại gai góc xưa nay hóa ra cũng thật là gần gội. 
Loài Dứa dại gai góc
 Hoa dứa dại từ xa 
Thoảng hương dịu ngọt từ nhụy hoa tơi sốp
 Trái non
Trái chín

Lê Văn Thưa

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Náo loạn khi cá sấu tìm về lại với cội nguồn


Cá sấu sổng chuồng một việc tưởng rất đổi bình thường hóa ra lại làm cho con người một phen náo loạn. Dường như do trí tưởng tượng hay tự hù dọa? mấy con cá sấu đó chỉ chờ cơ hội có vậy là cứ việc xông thẵng tìm đến con người! 
                                                                 Cá sấu (Ảnh intenet)

    Nói đến cá sấu làm ta bỗng nhớ về tiểu thuyết “Đất rừng phương nam” nơi ngàn xưa chính loài mảnh thú này vẩy vùng ngự trị. Vậy mà ngoảng đi ngoảng lại đến ngày nay không còn mảnh may bóng dáng một con cá sấu nào còn được sống tự do ngoài thiên nhiên hoang dã nửa. Có chắng chỉ tồn tại dưới danh nghĩa là trại nuôi, nghĩa là sống trong cái không gian sinh tồn khép kín dưới sự giám sát của con người! Những ngày qua nhiều nguồn thông tin đỗ dồn về một trại nuôi có cái tên Quốc việt nào đó ở Cà mau (thuộc Đất rừng phương nam) để cá sấu sổng chuồng! Suổng ra đâu? Ra chính cái nơi mà tổ tiên nó đã qua hàng ngàn năm sinh tồn phát triển bền vững. Vậy mà con người ta bổng nhiên hoảng hồn khiếp đảm không thể chấp nhận nổi bởi chưng mấy con cá sấu sổng ra, cơ hội được về với cội nguồn. Con người có thừa trí khôn, lòng dũng cảm, đức hy sinh lại đầy tình thương nhân ái ai cũng biết thế. Vậy mà sao chẵng thể dung tha cho loài vật cũng được chính người mẹ thiên nhiên sinh ra ngay trên mảnh đất mà trước đây nó đã từng làm chủ? Loài người tự trang bị cho mình quyền mưu sinh, quyền bất khả xâm phạm, quyền chiếm lấn mọi không gian sống. Còn muôn loài khác thì sao? Những ao hồ mương lạch sông ngòi nơi rừng sâu núi thẳm xưa kia là giang sơn, là thiên đường sống của bao loài vật. Vậy mà nay ngay cả chúa tể của muôn loài là cá sấu cũng chẵng còn tấc đất để được dung thân ngoài tự nhiên.
     Hởi những sinh linh “hóa thạch sống từ kỷ khủng long” con người dù chỉ là lớp sinh sau nhưng lại làm chủ trái đất này ít ra là loài người tự cho như vậy. Họ có thể cố ý hay vô tình tiêu diệt hàng loạt không riêng gì cá sấu mà kể cả muôn loài. Tuy nhiên chớ lở dại một lần cắn nhầm phải con người, dù loài cá sấu đã được Mẹ thiên nhiên sinh ra gắn vào loài ăn thịch.
   Con người vốn rất thông hiểu và đưa ra khái niệm về một hệ sinh thái phát triển bền vững nghĩa là trong hệ sinh thái đó có càng nhiều sự đa dạng sinh học. Vậy thì ngày nay sự đa dạng sinh học đó ở đâu sao chỉ thấy sự đa dạng phát triển là của riêng ở loài người?

 Lê Văn Thưa

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Chim lạ xuất hiện ở Quảng Bình?

(17:25:38 PM 01/10/2012)
(Tinmoitruong.vn) - Độc giả Lê Văn Thưa (Quảng Bình) cho tinmoitruong.vn biết: "Tôi phát hiện ra một bầy chim lạ xuất hiện nhiều lần trong mấy tháng qua ở Quảng Bình.Tiếc rằng bầy chim này thường xuất hiện bất chợt và lại bay khá cao nên không có điều kiện chụp hình rõ nét hơn. Tuy nhiên, đây là một bầy chim lạ, bởi những động thái và kiểu cách bay lạ so với mọi loại chim từng có ở vùng đất này".
Đôc giả Lê Văn Thưa cho biết: "Trong những tháng hè cho đến nay trên vùng trời thuộc huyện Quảng ninh tỉnh Quảng Bình thường thấy xuất hiện một bầy chim lạ từ đâu bay về đây chao liệng. Đây là loài chim chưa từng thấy từ trước đến nay.
 Người viết bài này không thường quan sát bầu trời nhưng ít ra trong vòng khoảng mấy tháng qua cũng đã 4 lần bất chợt bắt gặp đàn chim lạ này. Khi ít thì thấy có 4 con, khi nhiều nhất có đến khoảng 70 con đây là loài chim khá lớn. Dáng hình của nó không giống bất cứ một loài chim nào từng xuất hiện ở vùng này từ xưa đến nay. Loài chim này trông hình dạng lại giống như loài kền kền châu Phi qua phim ảnh về thế giới động vật.
 Chẳng những giống về hình thể qua cách bay lượn nó cũng giống với tập tính của loài chim kền kền. Tất cả các lần xuất hiện dù số lượng ít hay nhiều bầy chim này đều có cùng một cách bay là không bao giờ bay theo đường thẳng. Mà bay lượn theo kiểu xoay vòng quần đảo và dịch dần về hướng nào đó. Nhìn cách bay là ta hiểu nó đang muốn tìm kiếm rà soát khá kỹ lưỡng dưới mặt đất có thể để kiếm mồi chăng? Nhưng vùng đất này là khu dân cư và cánh đồng ruộng làm gì có loài vật khả dĩ nào để làm mồi (nếu là chim ăn thịt).
 Đây quả là điều khó hiểu vì sao nó phải tốn công bay rà soát tưởng như vô ích như vậy trong mấy tháng qua? Đàn chim này thường thấy xuất hiện vào khoảng thời gian từ 9 đến 10 giò sáng vào những ngày trời quang. Không biết chúng từ hướng nào bay đến nhưng khi kết thúc thường thấy đàn chim bay dịch dần về phía nam cho đến khi mất hút.
  Loài chim này vốn có ở nước ta hay từ nơi xa tìm đến, nó chính là loài chim gì? Mong rằng những nhà chuyên môn hay người hiểu biết có thể làm sáng tỏ về bầy chim lạ xuất hiện trong thời gian qua ở Quảng Bình".
 
Tin nhanh về môi trường Việt Nam giới thiệu hình ảnh bầy chim lạ xuất hiện thường xuyên ở Quảng Bình:
 


 

Đàn chim lạ khi ít




Đàn chim lạ xuất hiện khi nhiều


 Kiểu bay lượn vòng tìm kiếm
 
Lê Văn Thưa (Quảng Bình)  Nguồn: Tin môi trường VN

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Họp mặt hội bạn học Quáng xá 1965-1975


   Nhân dịp lễ quốc khánh mồng 2/9 năm nay cùng với dịp khánh thành đình làng Quảng xá hội bạn học 1965-1975 thôn Quảng xá lần đầu gặp mặt tại nhà bạn Quyết, Dương
    Đến dự có đông đủ bạn bè nam nữ trong thôn và nhiều bạn ở xa quê cũng có mặt, một số thầy cô cùng đến tham dự. Mời đến dự bạn cùng trang lứa là Trương Đình Châu và bạn Nguyển Đại Á. Rất tiếc có nhiều bạn rất tâm huyết nhưng vì ở quá xa hay vì bận công việc mà không thể về được.
   Thay mặt hội bạn hôm nay bạn Dương Anh Hoàng chủ trì phát biểu mở đầu câu chuyện và cùng nâng ly chúc mừng lần đầu cuộc họp mặt. Rồi cùng xướng lên nhiều bài hát tập thể từ thời trẻ đầy hào hứng và náo nhiệt tiếp đến là những lời ca tiếng hát của mổi cá nhân cùng vui chung. Đây là lần đầu tiên gặp mặt có quá nhiều chuyện để nói để cười vui: Chuyện về kỷ niệm thời ấu thơ tuổi học trò, Chuyện về sự nghiệp đời người, chuyện về gia đình… Chao ôi! Mới đó mà thời gian đã vội trôi qua nay trên đầu mổi bạn đã là 2 thứ tóc giờ ôn lại thật nhiều chuyện buồn chuyện vui ai cũng muốn bày tỏ. Nhưng dù sao chuyện về cái thời cắp sách đến trường vô tư và khờ dại vẩn là đề tài xuyên suốt không bao giờ cạn…
    Để có cuộc hội bạn hôm nay phải hết sức cám ơn những bạn đã khởi xướng đứng ra tổ chức như bạn Dương Anh Hoàng, Nguyển văn Duy, Nguyển Quang Trung... Mặt khác mổi bạn trong cuộc gặp mặt đã nhận được một món quà hết sức có ý nghĩa. Đó là món quà của 2 bạn Nguyển Quang Trung (dù không có mặt hôm nay) và bạn Dương Anh Hoàng chủ trì cuộc gặp mặt hội bạn. Bè bạn và các thầy cô có mặt hôm nay hết sức cảm động trước sự quan tâm sẻ chia đó của các bạn.
     Đây là khởi đầu cho hội bạn về sau này 2 năm sẻ tổ chức một lần. Hy vọng hội bạn học Quảng xá 1965-1975 sẻ góp phần tăng thêm nhiều ý nghĩa cho cuộc sống, mang lại nhiều niềm vui tình bạn từ thủa thiếu thời. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
 Bạn Dương Anh Hoàng khai mạc cuộc họp mặt
Bạn Trương Đình Châu đến dự
Cuộc vui liên hoan ca hát tập thể và cá nhân


Nguyển Thị Tình


Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Cỏ lông chông - loài hoa quả “biết chạy”

 Thứ 7, 17:15, 11/08/2012
(VOV) - Cỏ lông chông – cái tên nghe vừa quen vừa lạ để chỉ loài bông cỏ dại hình quả cầu gai nhuốm một màu vàng khô đã từng là đề tựa cho phim, thơ và truyện…

Cỏ lông chông ít người được biết đến vì nó chỉ sống trên cồn cát ven bờ biển miền Trung. Lại tiếc cho những ai đã biết đến nhưng lại dễ bỏ qua bởi gọi là bông hoa mà không hương vị lẫn sắc màu gì dễ cuốn hút.

Quả lông chông - ai đặt tên đã nói lên đúng nghĩa đen của nó, đó là một quả cầu tua tủa những lông chông dài nhọn ra phía ngoài. Điều ẩn chứa ở loài quả này dường như chỉ có một không hai trong thế giới thực vật, một loài hoa quả “biết chạy” thật lạ kỳ (thực ra đây chính là quả nhưng không hiểu sao ai cũng quen gọi là bông hoa).
Khi gặp những đợt gió nồm nam thổi vào mùa hè là muôn quả lông chông thi nhau chạy dài trên cát trắng. Đây là lúc loài bông cỏ này trở nên sống động, truyền cảm hứng sang con người. Ai cũng muốn đuổi bắt nhưng khó lòng bắt được nó khi lộng gió.
Hình ảnh bông lông chông bon bon quay tròn lúc nhanh lúc chậm trên nền cát trắng theo làn gió như thể biết trêu ngươi thật cuốn hút lòng người. Có thể nói, đây chính là một “đặc sản” gắn liền với dải cát trắng ven biển miền Trung.
Thực ra loài cỏ lông chông này chẳng phải vô tình mà sinh ra những quả cầu lông gai biết chạy dài trên cát. Đó là kết quả lâu dài qua đấu tranh sinh tồn của loài cỏ lông chông biết lợi dụng sức gió để đưa hạt giống phát tán đi xa hơn đến nhiều nơi hơn.
Sống bên bờ biển xanh, quả lông chông phần nhiều chạy ào xuống biển, để rồi biển khơi qua muôn lớp sóng sẽ đưa mầm quả lông chông đi dài xa hơn, đến tận bờ bên kia Đại dương…
Từ cây cỏ đơn sơ là vậy nhưng loài lông chông lại có một khả năng thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt, sinh tồn và phát triển thật đáng nể phục./.
Cỏ lông chông ven bờ biển Quảng Bình.
Vào hè, thân cây cỏ đơm đầy những quả lông chông.
Khi quả già sẻ tự đứt ra khỏi thân cây.
Gió đưa hạt giống phát tán đi xa hơn đến nhiều nơi hơn.
 
Những quả cầu lông gai biết chạy dài trên cát.
 
Lông chông bon bon quay tròn lúc nhanh lúc chậm...
Quả lông chông trên bãi tắm biển.
Cuộc hành trình theo gió của quả lông chông trên cát trắng.
Lông chông xuống biển theo cuộc phiêu lưu trên Đại dương.
Lông chông mọc ở đâu là tạo nên các cồn cát có tác dụng chống cát bay.