Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2022
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa... là loài nào?
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm” Vâng đây là câu tục ngữ về một kinh nghiệm dân gian mà người dân Việt nam nào cũng biết đến. Vậy đâu là loài chuồn như vầy hay tất cả loài chuồn đều có tập tính như thế
Có đến hàng ngàn loài chuồn chuồn ngô cũng như chuồn kim nhưng thực ra khi quan sát hầu hết các loài chuồn lại không thể hiện tập tính giống như câu tục ngữ của ông cha ta. Vậy thực tế là thế nào tiếc rằng đã có nhiều lời giải thích về câu tục ngữ khi mà chưa biết rỏ về loài chuồn chuồn dẩn đến những lầm lẩn đáng tiếc. Chẵng hạn còn đưa ra hình ảnh là con chuồn ngô bất kỳ nào đó. Thậm chí là con chuồn kim để minh hoạ cho câu tục ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa...” thì quá là dể giải và tuỳ tiện! Trong thực tế chỉ có một loài chuồn thể hiện rỏ tập tính mà câu tục ngữ dân gian đã nói đến. Đây chính là một loài chuồn ngô có thể đặt luôn tên cho nó là “Chuồn báo mưa” loài chuồn chuồn nầy vẩn sinh tồn cho đến ngày nay mặc dù số lượng không còn nhiều như ngày xưa. Thế giới chuồn chuồn chỉ nói riêng chuồn ngô thôi cũng đã nhiều vô kể thể hiện đủ màu sắc, kích cở và kể cả tập tính mổi loài có những nét riêng. Nhìn chung loài chuồn chuồn không sống theo đàn thường ở rải rác số lượng không nhiều. Tuy nhiên cũng có một vài loài chuồn sống theo bầy đàn nổi bật nhất chính là loài chuồn đã trở thành câu tục ngũ “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa…”. Đây chính là một loài chuồn chuồn đặc trưng thường theo đàn với số lượng nhiều vượt trội so với các loài chuồn khác. Màu sắc chuồn báo mưa chỉ bình thường là nâu vàng con đực con cái giống nhau. Chúng có khả năng bay cao bay xa, là loài chuồn di cư trong thời kỳ sinh sản. Ở tỉnh Quảng bình vào mùa mưa xuất hiện rất nhiều loài chuồn chuồn này. Vùng đồi cát Quảng bình mùa hè thì nắng nóng khô hạn nhưng vào mùa mưa lại xuất hiện vô số bàu nước. Đây là môi trường lý tưởng loài “chuồn báo mưa” đã hình thành từ bao đời nay tập tính tìm về sinh sản trên vùng đồi cát này. Ở đây luôn có nước trong sạch đặc biệt là hầu như không có kẻ thù phá hại trứng và ấu trùng. Bởi nước chỉ tồn lại trong ít tháng mùa mưa trên bàu nước của đồi cát này. Điều đáng nói là chỉ từ một loài côn trùng lại biết lựa chọn nơi vùng nước sinh đẻ bảo đảm tốt nhất cho thế hệ con ra đời.
Chuồn bố mẹ đẻ trứng xuống bàu nước rồi nở thành ấu trùng chuồn (gọi là con bập bừa) sống trong nước chỉ khoảng 2 đến 3 tháng sau là lột xác trở thành chuồn chuồn. Bởi bàu nước trên đồi cát đã đến lúc phải khô cạn theo quy luật tự nhiên. Các bàu nước trên đồi cát đã lưu giử cảnh xác lột của chuồn không ở đâu có nhiều đến như vầy mà chủ yếu là từ loài chuồn báo mưa đây là điều rất hiếm thấy. Thực ra theo như câu tục ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” đã phản ánh cái thực tế ở một loài chuồn biết tận dụng cơ hội này. Chúng biết trước được mùa mưa hay trước cơn mưa. bay thấp, sà xuống để đẻ trứng hay tìm nơi có bàu nước để đẻ trứng. Nhìn cảnh chuồn chuồn náo nức, hối hả bay đầy trời giao phối đẻ trứng trước cơn mưa. Như thể là một ngày hội trọng đại mùa sinh sản của loài chuồn báo mưa cùng số ít loài chuồn khác nửa. Sau cơn mưa trời nắng chúng bay cao lên, ở độ cao này tận dụng các luồng không khí chúng không phải vỗ cánh nhiều mà vẩn bay lượn dể dàng. Đây như một cách nghỉ ngơi thư giản sau cuộc truy hoan sinh sản tốn rất nhiều sức lực. Với “chuồn báo mưa” có số lượng rất nhiều bay theo quy luật nhất định qua đó con người đã rút ra kinh nghiệm về mưa nắng từ chính loài chuồn này.
Cần phải biết phân biệt một loài chuồn cụ thể chứ không phải là chuồn chung chung như nhiều người đã nhầm tưởng. Còn hầu hết các loài chuồn chuồn ngô khác việc sinh sản có thể diễn ra trong mọi thời gian. Chứ không tập trung vào mùa mưa như loài chuồn báo mưa, nên các loài chuồn đó không có tập tính bay theo mưa nắng, đặc biệt là không có số lượng bầy đàn nhiều như loài chuồn chuồn được nói đến trong câu tục ngữ.