Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Muội than đen nhuốm miền cát trắng Quảng Bình

Nồng độ Cacbon đen (muội than) đang tăng lên trên bầu khí quyển và đang tích tụ xuống ở 2 đầu cực và trên các đỉnh núi cao. Miền cát trắng Quảng Bình vào mùa đông xuân đã nhuốm đầy muội than gây ô nhiễm.


Đồi cát trắng nguyên sơ (12/4/2011).
 Bập bềnh muội than trên bàu nước
 Bạn có thể thấy than ở bất kỳ đâu.
                                                               Muội than tràn lan.

 Môi trường bị ô nhiễm.
Muội than khô đóng váng.



Lê Văn Thưa

Nguồn: VnExpress

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Bão số 1- sự dịch chuyển về mùa

 Cơn bão số 1 năm nay đã nói lên sự khó hiểu về thời tiết vào dầu năm mà bão lại xuất hiện ở phía nam. Đây chính là khu vực theo quy luật xưa nay thường là các cơn bão xuất hiện vào cuối năm. Tuy nhiên động thái này kết hợp với các hiện tượng về thời tiết khác cho ta hình dung có sự chuyển dịch nào đó về mùa.
Sơ đồ bão số 1 (Ảnh intenet)
    Cuối tháng giêng lộc vừng vẩn chưa ra lộc
 Nhìn lại một vài năm gần đây hiện tượng mùa đông rét đậm kéo dài đặc biệt có dấu hiệu tiết đông lấn sang mùa xuân. Tiết trời mùa xuân đã không còn thể hiện rỏ không có mấy ngày nắng chẵng thấy ấm lên mà liên miên các đợt rét kéo dài. Từ hiện tượng thời tiết đó đã dẩn đến thực tế như năm 2011 vùng miền Trung và miền Bắc vụ lúa đông xuân đã chậm mất 1 tháng. Còn năm nay thì hiện tượng nhiều loài cây lưu niên thay lá và ra hoa rất chậm nổi bật là các loại hoa cảnh. Như hoa mai từ bao đời nay người dân nước ta coi loài hoa này là biểu trưng cho ngày xuân, vì cứ tết đến là hoa mai nở. Vậy mà cả 2 năm nay không còn thấy hoa mai nở vào dịp tết nửa mà mãi cho đến cuối tháng giêng sang tháng 2 (âm lịch) mới ra hoa. Thậm chí một số cây đến nay mới bắt đầu đơm nụ ra hoa đây là hiện tượng lạ hiếm thấy. Tuy nhiên cơn bão số 1 mới là “Giọt nước tràn ly” để nghỉ về sự dịch chuyển nào đó về khí hậu thời tiết. 
 
Đến tháng 2 (âm lịch) hoa mai mới nở rộ
Cơn bão số 1 vào đầu một năm đã hình thành ở vĩ độ thấp lại di chuyển về hướng T và hướng TTN. Ảnh hưởng vào khu vực Nam bộ và nam Trung bộ đây lẻ ra là cơn bão vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên từ hiện tượng lạ của cơn bão này lại đi kèm với hiện tượng mùa đông kéo dài và mùa xuân không thể hiện rỏ vừa qua. Khi các cơn bão hình thành là nó phải hội đủ các yếu tố môi trường khí hậu đặc trưng của khu vực đó. Từ đó ta có thể nhận thấy rằng cơn bão số 1 năm nay hoạt động sai với quy luật theo thời gian nhưng lại nằm trong phạm vi khí hậu theo mùa không bình thường, như mùa đông lấn át mùa xuân. Đây là cách phù hợp để nhận định vì sao có cơn bão số 1 đi vào khu vực phía nam vào dịp đầu năm này.
      Biến đổi khí hậu toàn cầu là nguyên nhân sâu xa dẩn đến thời tiết dị thường trong thời gian qua. Không còn chỉ là những lời cảnh báo nguy cơ về biến đổi khí hậu mà thời tiết cực đoan hay sự chuyển dịch mùa là dấu hiệu về khí hậu đã và đang biến đổi con người cần phải ứng phó.

 Lê Văn Thưa

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Giờ trái đất - Vừng ơi…!


  “Vừng ơi mở cửa ra!” vậy là một kho báu hiện ra từ một câu thần chú, con người luôn ước ao chẵng phải làm gì mà có được thật nhiều. “Giờ trái đất” cũng vậy hãy tắt đèn đi 1 tiếng đồng hồ thôi mà được coi là tiết kiệm cho tương lai trái đất, theo kiểu: Vừng ơi…
   Trong lúc loài người cứ việc tìm mọi cách mà làm giàu và thụ hưởng sử dụng nhiều năng lượng khai thác đến cạn cùng mọi tài nguyên. Sản xuất ra thật nhiều sản phẩm quảng bá kêu gọi mua sắm sử dụng tiêu thụ nhiều mặt hàng hơn nửa. Cả thế giới như đại công trường đào xới, xây cất, đốt cháy nhiên liệu làm biến đổi, ám đen 
Đồi cát trắng đang bị nhuộm đen bồ hóng
 cả trái đất. Chính lúc này lại nẩy ra khái niệm “Giờ trái đất” nghĩa là tắt đi một số bóng đèn thứ tiêu thụ năng lượng nhỏ nhặt nhất so với muôn thứ khác. Để rồi minh chứng lên rằng đó là sự tiết kiệm năng lượng lớn cho tương lai trái đất! Cũng giống như đang tiêu tốn phung phí tiền tỷ lại hùng hồn khuất trương hãy tiết kiệm ít đồng xu. “Giờ trái đất” như một sự đánh lạc hướng để không muốn đi vào cái thực chất khi con người đã gây ra bao nhiêu hệ lụy cho môi trường. Sao không giảm bỏ đi kiểu sống xa xĩ, cái gọi là mọi sự tiện nghi, là chất lượng cuộc sống cao lên mãi. Đó không phải là nguồn cội của sự lãng phí làm suy giảm tài nguyên môi trường đó sao? Trong lúc bao nhiêu hội nghị quốc tế bàn về chống biến đổi khí hậu nhằm cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính thì không mấy quốc gia nào muốn ký kết đành đi đến bế tắc. Cá nhân con người thì ưa sống xa hoa với đủ mọi tiện nghi nhìn vào là đã rối mắt như đường phố ngày nay chẳng hạn phải ngụp lặn trong sự hổn mang với đủ loại phương tiện giao thông ô tô xe máy. vậy mà có mấy ai chịu đi bộ dù chỉ đoạn đường vài trăm
Sự hổn mang bức tranh giao thông đô thị (ảnh intenet)
 mét hay cùng nhau đi trên phương tiện giao thông công cộng? Lại còn lãng phí nhiên liệu xăng dầu gây ô nhiểm môi trường khói bụi tất cả đó là căn nguyên của sự lãng phí cần làm ngay. Vậy mà đi tắt mấy cái bóng đèn để gọi là “giờ trái đất” làm vật thay thế.
  Con người đã khai thác sử dụng thái quá tài nguyên hủy hại môi trường làm trái đất nóng lên gây biến đổi khí hậu toàn cầu là việc đại sự. Tắt đèn trong chốc lát để gây cảm giác mà tri hô lên đó là đã tiết kiệm! “Giờ trái đất” đây như một câu thần chú Vừng ơi… đặt không đúng chổ.

Lê văn Thưa